image banner
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 4/2021
Lượt xem: 1726

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 04/2021

 

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

BÁC HỒ VỚI BỘ ĐỘI Ở ĐỀN HÙNG

 

- Các chú có mệt không?

Mọi người đáp ran:

- Thưa Bác, không ạ!

Theo hiệu của Bác, tất cả cán bộ chiến sĩ đều nhất loạt ngồi xuống bậc thềm, vây quanh lấy Bác.

Mở đầu câu chuyện, Bác chỉ tay lên đền, thân mật hỏi:

- Các chú có biết đây là nơi nào không? Đây chính là đền thờ vua Hùng, tổ tiên của chúng ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Trải qua bao nhiêu thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô. Tám, chín năm nay, do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô, là được nhận một vinh dự rất lớn.

Sau đó, Bác nhắc nhở: "Quân đội ta không được vì sống trong hoà bình mà lơi lỏng tay súng. Còn đế quốc ở miền Nam, còn đế quốc trên thế giới thì còn phải xây dựng quân đội mạnh mẽ".

Ai nấy đều nhớ mãi lời khuyến khích, dặn dò ân cần của Bác. Lúc câu chuyện kết thúc, Bác nói:

- Đồng bào Hà Nội chờ mong các chú từ ngày các chú ra đi, nay đang mong cờ đỏ sao vàng, chờ đợi hoan hô các chú. Hãy xứng đáng với vinh dự đó, trách nhiệm đó.

Vô cùng phấn khởi, mọi người vội đứng cả dậy, xúm xít quanh Bác Hồ hô lớn: "Chủ tịch muôn năm! Chúc Bác vui khỏe, sống lâu!".

Bác cười hiền hậu, nói:

- Được, muốn Bác vui khỏe sống lâu, các chú hãy làm đúng lời Bác dặn.

Những lời căn dặn cửa Bác Hồ với bộ đội tại Đền Hùng 48 năm về trước đã đặt ra cho thế hệ chúng ta hôm nay trách nhiệm nặng nề và rất vẻ vang.

Trích trong Kể chuyện Bác Hồ , Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006, t. 4, tr.8. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

 

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

 

Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn tháng 04 năm 2021, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh Phương pháp tổ chức sinh hoạt chi đoàn

1- Sinh hoạt chi Đoàn: là một buổi sinh hoạt về chính trị, thời sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn nhằm mục đích giáo dục của chi Đoàn.

2- Sinh hoạt chi đoàn có lợi ích gì cho đoàn viên?

+ Được cung cấp những thông tin cập nhật, bổ ích phù hợp với đặc điểm của đoàn viên giúp họ không bị lạc hậu so với sự phát triển của thời đại.

+ Được bày tỏ quan điểm, chứng kiến một cách dân chủ, công khai trước tổ chức, tập thể và thông qua đó đề đạt nguyện vọng đối với tổ chức Đảng, chính quyền, lãnh đạo đơn vị.

+ Giúp đoàn viên mạnh dạn, khéo léo trong ứng xử, giao tiếp; có nhiều bạn bè và các mối quan hệ xã hội sẽ giúp ích cho công việc của bản thân đoàn viên.

+ Được rèn luyện, thử thách trong môi trường tốt đẹp, có tổ chức, có định hướng, tránh sự lầm đường, lạc lối rơi vào tệ nạn xã hội và sự dụ dỗ, lôi khéo của các thế lực thù địch đi ngược chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước…

+ Giúp đoàn viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sống, làm giàu, học tập nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, sống có ích trong xã hội…

3- Công tác chuẩn bị cho một buổi sinh hoạt Chi đoàn.

3.1- Trước khi sinh hoạt Chi Đoàn:

- Bí thư Chi Đoàn chuẩn bị dự thảo nội dung và hình thức sinh hoạt. Các đánh giá kết quả thực hiện công tác của Chi đoàn trong tháng, định ra nội dung sinh hoạt kỳ tiếp theo.

- Họp ban chấp hành Chi Đoàn thống nhất về nội dung và hình thức sinh hoạt, phân công Ban chấp hành (chuẩn bị nội dung và điều khiển chương trình sinh hoạt). Tổ chức sinh hoạt và chuẩn bị các điều kiện cho buổi sinh hoạt (công tác hậu cần).

- Xác định thời gian, địa điểm sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình của Chi Đoàn.

- Thông báo cho Đoàn viên và gởi thư mời đại biểu (nếu có).

3.2- Trong khi sinh hoạt Chi Đoàn:

Tiến hành sinh hoạt Chi Đoàn cần đơn giản về hình thức, nghiêm túc về thái độ nhưng phải hấp dẫn, sinh động phù hợp tâm lý thanh niên. Người điều khiển cần tôn trọng Đoàn viên và thanh niên. Nội dung chính của nghị quyết phải được phân công cho từng cá nhân và yêu vầu thời gian hoàn thành. Trong sinh hoạt Chi Đoàn phải đảm bảo các tính chất: Tính giáo dục, tính tập trung dân chủ, tính chiến đấu, hấp dẫn, trẻ trung.

* Chương trình sinh hoạt phổ biến như sau:

- Ổn định tổ chức bằng một số tiết mục văn nghệ, điểm danh đoàn viên.

- Giới thiệu chủ toạ và thư ký.

- Đại diện BCH chi đoàn hoặc đoàn viên được phân công phụ trách chuyên đề trình bày nội dung sinh hoạt.

- Đoàn viên thảo luận.

- Đại biểu phát biểu (đối với cuộc họp có mời Đoàn cấp trên, cấp uỷ, chính quyền tham dự để chỉ đạo, định hướng các nội dung có liên quan).

- Chủ toạ tổng hợp ý kiến và kết luận.

- Thư ký thông qua biên bản, biểu quyết, kết thúc cuộc họp.

3.3- Sau khi sinh hoạt Chi Đoàn:

- Cơ sở để đánh giá một buổi sinh hoạt Chi Đoàn có hiệu quả là Đoàn viên được bàn bạc, trao đổi dân chủ đi đến thống nhất chương trình hành động của Chi Đoàn và điều cần chú ý là: Sau buổi sinh hoạt Chi Đoàn mỗi Đoàn viên đều biết được nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện nghị quyết của Chi Đoàn và phần việc của mình phối hợp với các cá nhân, bộ phận khác.

- Đồng chí Ban chấp hành Chi Đoàn phát huy vai trò lãnh đạo của mình, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở Đoàn viên trong việc thể hiện các công việc và nội dung đã đề ra trong buổi sinh hoạt Chi Đoàn.

4- Tổ chức các sinh hoạt thông dụng của Chi Đoàn

4.1. Hội nghị Đoàn viên:

- Hội nghị Đoàn viên (thường gọi là họp Đoàn viên) là hình thức sinh hoạt cơ bản, thường kỳ hay bất thường của Chi Đoàn. Ở đây Chi Đoàn tiến hành công tác giáo dục Đoàn viên (tiếp nhận, bàn và thảo luận những chủ trương của Đảng, chính quyền cùng cấp và Đoàn cấp trên), giải quyết những vấn đề thuộc nguyên tắc tổ chức của Đoàn (kết nạp đoàn viên mới, giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng, xét kỷ luật Đoàn viên), đánh giá việc thực hiện những công việc đã làm, bàn và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thời gian tới.

- Hội nghị Đoàn viên được tổ chức tốt, nghiêm túc sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở.

4.2. Họp Chi Đoàn thường kỳ:

Điều lệ Đoàn quy định: Chi Đoàn họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Đối với chi đoàn trên địa bàn dân cư ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, ở các đơn vị mà đoàn viên phân tán trên địa bàn rộng hoặc thường xuyên đi công tác khỏi địa bàn, cơ quan được cấp trên xác nhận thì ít nhất 3 tháng sinh hoạt 1 lần.

4.3. Tổ chức sinh hoạt Chi Đoàn chủ điểm:

Sinh hoạt chi đoàn chủ điểm là một phương thức giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên của tổ chức Đoàn nhằm thống nhất nhận thức trong đoàn viên về một vấn đề tư tưởng theo định hướng của Đoàn cấp trên hoặc các vấn đề thời sự chính trị, xã hội được nhiều đoàn viên quan tâm; thống nhất về mục đích, ý nghĩa, nội dung và phương pháp tổ chức một hoạt động chi đoàn trong một đợt hoạt động lớn của toàn Đoàn.

Yêu cầu đặt ra trong sinh hoạt chủ điểm là phải tạo được sự đối thoại dân chủ trong chi đoàn, tránh thông tin một chiều. Buổi sinh hoạt chủ điểm phải đạt được sự thống nhất để đi đến hành động, vì vậy, Ban chấp hành Đoàn phải có kết luận cụ thể đối với từng nội dung được trao đổi, tranh luận trong buổi sinh hoạt. (còn tiếp)

THANH NIÊN VỚI PHÁP LUẬT

TOÀN BỘ MỨC PHẠT VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN Ô TÔ - XE MÁY (MỚI NHẤT)

 

Vi phạm về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện giao thông là một trong những lỗi phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay đối với người tham gia giao thông. Căn cứ tỷ lệ nồng độ cồn, người vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng cho hành vi vi phạm. Dưới đây là toàn bộ mức phạt vi phạm nồng độ cồn áp dụng đối với ô tô - xe máy theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

STT

Nồng độ cồn vi phạm

Mức phạt

Xe máy

Ô tô

1

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng - 8 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

2

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 4triệu đồng - 5 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Phạt tiền từ 16 triệu đồng - 18 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

3

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng - 8 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

- Phạt tiền từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

4

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP

 

 

 

NHỮNG CÔNG VIỆC NGƯỜI TỪ ĐỦ 15 ĐẾN CHƯA ĐỦ 18 TUỔI CÓ THỂ LÀM THÊM GIỜ

 

 

Vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên, có hiệu lực thi hành từ 15/3/2021.

Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH là Danh mục các nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ tại Phục lục V, cụ thể các nghề, công việc này gồm:

(1) Biểu diễn nghệ thuật.

(2) Vận động viên thể thao.

(3) Viết văn, viết báo.

(4) Lập trình phần mềm.

(5) Các nghề truyền thống: chấm men gốm; làm giấy dó; làm nón lá; se nhang; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen.

(6) Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống...); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp... để gắn trên tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

(7) Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

(8) Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ trường hợp vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

(9) Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

(10) Đưa tin, thư bưu phẩm, bưu kiện; đóng gói bưu phẩm.

(11) Bán hàng tận nhà; bán hàng qua điện thoại; bán hàng trực tuyến.

(12) Đánh giày; chế biến, bán hàng thực phẩm trên hè phố.

(13) Gia sư; quét dọn, giúp việc trong các gia đình; phụ giúp vệ sinh nhà cửa.

(14) Bảo vệ, trông xe các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng.

(15) Thu tiền từ máy bán hàng tự động, ghi số từ các đồng hồ; thu ngân, bán hàng trong siêu thị.

(16) Công việc trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê: lễ tân, pha chế đồ uống, phụ bàn, phụ bếp, đầu bếp, tạp vụ.

(17) Công việc văn phòng: photo, đánh máy, trực điện thoại.

(18) Dịch vụ bán hàng: quần áo, giày dép, sách báo, tạp hóa.

(19) Sơ chế nông sản: phân loại, gọt vỏ, bóc vỏ, tách nhân, đóng gói.

(20) Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

(21) Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi giun, dế, côn trùng không độc hại, nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể được làm ban đêm đối với 02 nghề, công việc sau:

(1) Biểu diễn nghệ thuật.

(2) Vận động viên thể thao.

 

 

LỊCH NGHỈ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, 30/4 VÀ 1/5 CỦA CBCCVC, NLĐ NĂM 2021

 

 

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 của CBCCVC, NLĐ năm 2021

Ngày Lễ

Số ngày nghỉ

Ghi chú

Giỗ tổ Hùng Vương (10/3)

01 ngày (Thứ 4 ngày 1/4/2021)

Tháng 4 năm 2021, Ngày Giỗ Tổ trùng vào thứ Tư (21/4), không phải ngày nghỉ cuối tuần nên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 1 ngày.

Ngày 30/4 và 01/5/2021

03 ngày nghỉ liên tục

(từ thứ Sáu ngày 30/4 đến hết Chủ Nhật ngày 02/5/2021). Trong đó, 2 ngày nghỉ lễ theo Bộ luật Lao động 2019 và 01 ngày nghỉ hàng tuần.

Đối với người lao động làm việc tại đơn vị có chế độ nghỉ hằng tuần 01 ngày (Chủ Nhật) thì ngày 30/4 và 01/5 rơi vào thứ Sáu và thứ Bảy nên không được nghỉ bù.

04 ngày nghỉ liên tục

(từ thứ Sáu ngày 30/4 đến hết thứ Hai ngày 03/5/2021). Trong đó có 2 ngày nghỉ lễ theo Bộ luật Lao động 2019, 01 ngày nghỉ hàng tuần và 01 ngày nghỉ bù.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người lao động làm việc tại đơn vị có chế độ nghỉ hằng tuần 02 ngày (thứ Bảy, Chủ Nhật) thì ngày 01/5 rơi vào thứ Bảy nên được nghỉ bù 01 ngày vào thứ Hai (03/5).

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ này. Trường hợp người sử dụng lao động “ép” người lao động phải đi làm vào những ngày nghỉ lễ, hoặc trả không đầy đủ tiền lương cho người lao động khi người lao động đi làm vào những ngày nghỉ lễ,... sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

...

 

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

 

Thông tin mới nhất
VIDEO
  • TRAILER ĐẠI HỘI CHÁU NGOAN BÁC HỒ 2024
  • Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức
  • Phim tài liệu: Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai - Dấu ấn một nhiệm kì
  • Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Phát huy truyền thống, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0