image banner
Tổng hợp câu hỏi và nội dung trả của các cơ quan, đơn vị phục vụ hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên tỉnh Hà Giang năm 2023
Lượt xem: 20627

 

Câu 1. Hiện nay ở một số vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn như: Chưa có sóng điện thoại, 3G, 4G, chưa có mạng internet, cơ sở hạ tầng thông tin, viễn thông còn yếu kém. Vậy trong thời gian tới, để hoàn thành các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số của tỉnh, tỉnh sẽ có có giải pháp gì khắc phục vấn đề nêu trên (Đại biểu huyện Bắc Quang).

Sở Thông tin và Truyền thông trả lời (tại Công văn số 267/STTTT-CNHT ngày 20/3/2023):

Trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp Viễn thông chính: Mobifone, Viettel Hà Giang, Vnpt Hà Giang. Các doanh nghiệp đã nỗ lực lồng ghép nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh để đầu tư hạ tầng mạng lưới viễn thông. Tính đến 31/12/2022, các doanh nghiệp viễn thông đã triển phủ sóng 2.018 thôn/2.071 thôn (mục tiêu 100% thôn phủ sóng, hiện còn 53 thôn trắng sóng). Tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao internet là 37,3% (mục tiêu là 75% hộ gia đình). Tỷ lệ dân số có điện thoại đạt khoảng 63,2% (mục tiêu là 85% người dân có điện thoại thông minh).

Các chỉ tiêu về: tỷ lệ điện thoại thông minh của người dân; tỷ lệ thôn có sóng di động 3G, 4G; tỷ lệ hộ gia đình có đường truyền internet là điều kiện cần để thúc đẩy chuyển đổi số. Tuy nhiên, ba chỉ tiêu này của Hà Giang đều thấp so với trung bình toàn quốc. Mặt khác, hiện nay các thôn lõm sóng, trắng sóng là những vùng địa hình khó khăn, dân cư thưa thớt, một số nơi chưa có điện, hiệu quả kinh doanh thấp, nên các doanh nghiệp Viễn thông chưa có kế hoạch đầu tư. Đây là những rào cản, khó khăn trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Để hoàn thành được các chỉ tiêu về chuyển đổi số, Hà Giang đã và đang tập trung triển khai một số giải pháp sau:

1. Tranh thủ nguồn lực viễn thông công ích, tỉnh đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị quan tâm, hỗ trợ Hà Giang phủ sóng di động, trước mắt, ưu tiên hoàn thành chỉ tiêu 100% thôn được phủ sóng di động; 100% trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ sở y tế các xã đặc biệt khó khăn (vùng III) được sử dụng đường truyền internet cáp quang; hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh cho hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo để tiếp cận thông tin.

2. Tranh thủ nguồn lực của các Tập đoàn viễn thông để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông. Ngay đầu năm 2023, UBND tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel để thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó ưu tiên triển khai hạ tầng viễn thông.

3. Ban điều hành chuyển đổi số của tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, huyện, thành phố rà soát hạ tầng điện, ưu tiên nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư phát triển mạng lưới, đảm bảo khả năng duy trì, vận hành các trạm phát sóng di động trên địa bàn tỉnh.

4. Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nâng cấp các trạm phát sóng 2G lên mạng 3G, 4G. Thường xuyên kiểm tra, tối ưu hạ tầng mạng lưới, kịp thời ứng cứu sự cố mạng dịch vụ viễn thông, internet, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, đặc biệt trong dịp, lễ, tết, các sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh; đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 2. Để tạo tiền đề cho đoàn viên, thanh niên là học sinh, sinh viên tiếp cận chuyển đổi số. Trong thời gian tới, UBND tỉnh và các ngành chức năng có định hướng và giải pháp như thế nào để tuyên truyền, vận dụng đưa chuyển đổi số và chương trình giáo dục trong trường học để giúp cho học sinh, sinh viên có thể áp dụng, vận dụng chuyển đổi số trong học tập, rèn luyện (Đại biểu huyện Quản Bạ).

Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời (tại Công văn số 356 /SGDĐT-GDTrH ngày 15/3/2023):

Theo đó Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được đề nghị tham mưu ý kiến “Để tạo tiền đề cho đoàn viên, thanh niên là học sinh, sinh viên tiếp cận chuyển đổi số. Trong thời gian tới, UBND tỉnh và các ngành chức năng có định hướng và giải pháp như thế nào để tuyên truyền, vận dụng đưa chuyển đổi số và chương trình giáo dục trong trường học để giúp cho học sinh, sinh viên có thể áp dụng, vận dụng chuyển đổi số trong học tập, rèn luyện”.

Sở GD&ĐT tham mưu trả lời ý kiến nội dung trên như sau:

Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục: Cần thực hiện nâng cao nhận thức, tư tưởng cho từng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý của nhà trường để nắm được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ cho toàn thể giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý nhà trường để hướng đến mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi số trong giáo dục. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Hai là, hoàn thiện hành lang pháp lý và ứng dụng các phần mềm quản lý: Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp lý đóng vai trò quan trọng trong quản lý giáo dục cũng như đảm bảo quyền lợi cho người học. Theo đó, phải thống nhất các quy định về: khai thác và chia sẻ dữ liệu; hình thức trong giảng dạy; quản lý hiệu quả khóa học trực tuyến; điều kiện mở trường học. Chuyển đổi số trong giáo dục thực hiện bằng cách ứng dụng phần mềm quản lý chính là giải pháp được nhiều cơ sở áp dụng hiện nay. Các phần mềm được tích hợp các tính năng vượt trội sẽ mang đến giải pháp quản lý trường học hiệu quả, giúp các trường có thể tăng cường nghiệp vụ và quản lý hồ sơ sinh viên cùng hồ sơ giảng dạy một cách nhanh chóng chỉ với thao tác bấm (click) chuột đơn giản. Đồng thời, phát triển các khóa học trực tuyến góp phần phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên hỗ trợ dạy học tại những nơi khó khăn.

Ba là, hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong giáo dục: Cần chú trọng về triển khai hệ thống để chia sẻ dữ liệu đồng bộ trong giáo dục, từng bước chuyển đổi những tài liệu giấy qua văn bản điện tử để giúp thuận tiện hơn trong công tác quản lý. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học, tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ và huy động nguồn lực xã hội hóa cùng tham gia thực hiện; thúc đẩy phát triển học liệu số (phục vụ dạy - học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học); hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn ngành, liên kết với quốc tế, đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền; tiếp tục đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số. Triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình, giáo viên giảng viên, học sinh sinh viên, phát triển các khóa học trực tuyến mở; triển khai hệ thống học tập trực tuyến dùng chung toàn ngành phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học cho các vùng khó khăn.

Bốn là, xây dựng hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ: Hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ phải được đổi mới, đặc biệt là khu vực có kết nối kém nhằm thu hẹp được khoảng cách vùng miền. Ưu tiên sử dụng hình thức thuê dịch vụ hay huy động nguồn lực xã hội. Tăng cường kết hợp công nghệ như Big data, AI, Blockchain… với cơ sở dữ liệu số chuyên ngành nhằm xây dựng các hệ thống thu thập thông tin đưa ra các dự báo, dự đoán và tạo ra các ứng dụng, dịch vụ phù hợp đến từng đối tượng người học.

Cuối cùng, ngành GD&ĐT đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của toàn tỉnh. Theo đó, ngành GD&ĐT cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể gồm: (1) Lồng ghép nội dung giáo dục về chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đưa vào giảng dạy trong nhà trường một cách phù hợp; (2) Thực hiện phổ cập tin học như: triển khai dạy tin học cơ bản, làm quen với tin học cho học sinh ở tất cả các cấp học, ngay từ khi đến trường, bổ túc kiến thức cho người dân, toàn xã hội, đặc biệt qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên; (3) Tăng cường đào tạo nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp theo hướng ứng dụng, phục vụ yêu cầu chuyển đổi số ở các ngành nghề khác nhau.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 3. Hiện nay, các bạn đoàn viên, thanh niên là học sinh, sinh viên đang rất quan tâm đến việc lựa chọn ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, các lĩnh vực ngành nghề liên quan đến chuyển đổi số. Tuy nhiên các bạn vẫn rất lo lắng sau khi tốt nghiệp bậc học chuyên nghiệp xong sẽ rất khó xin việc trong các ngành nghề này tại tỉnh nói chung và địa phương nói riêng. Vậy các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành có định hướng như thế nào hay có cơ chế thu hút gì để các bạn đoàn viên, thanh niên sau khi ra trường có thể trở về địa phương làm việc trong các ngành nghề trên (Đại biểu Thành phố Hà Giang).

Sở Nội vụ trả lời:

Hiện nay chúng ta đang sống trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn ngành nghề trong thời gian tới và sẽ biến đổi theo thời gian, có những ngành nghề hiện nay đang thu hút rất nhiều người lựa chọn nhưng 1 vài năm nữa có thể sẽ không còn được như vậy.

Mặt khác, phạm vi câu hỏi của bạn rất rộng, bao trùm toàn bộ lĩnh vực lao động - việc làm, bao gồm cả việc làm khối nhà nước và khối ngoài nhà nước (như các doanh nghiệp, công ty cổ phần, tư nhân, nước ngoài…). Về nhu cầu việc làm đối với ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, các lĩnh vực ngành nghề liên quan đến chuyển đổi số: Tại Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên diễn ra ngày 22/3/2023, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung có nêu: Việt Nam đang thiếu khoảng 1 triệu nhân lực khu vực công nghệ. Như vậy, nhu cầu nguồn nhân lực khu vực công nghệ hiện rất cao.

Với chức năng của Sở Nội vụ và từ các lý do nêu trên, xin trao đổi với các bạn một số nội dung về việc làm thuộc khối chính quyền của tỉnh Hà Giang:

- Nói tới việc làm trong cơ quan nhà nước là nói tới tuyển dụng công chức vào cơ quan hành chính và viên chức vào đơn vị sự nghiệp (như giáo viên các trường học). Như các bạn đều biết, tinh giản biên chế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn, cơ cấu lại và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Từ năm 2015 đến năm 2021, trong 7 năm, toàn tỉnh phải cắt giảm gần 3 nghìn biên chế so với năm 2015. Từ năm 2022 đến năm 2026, toàn tỉnh tiếp tục phải cắt giảm ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đây là điều hết sức khó khăn với tỉnh miền núi, biên giới như Hà Giang. Trong khi đó, hằng năm, số sinh viên tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp ra trường rất nhiều, nên không thể có đủ biên chế để tuyển dụng vào cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, hằng năm các cơ quan, đơn vị vẫn có nhu cầu tuyển dụng, số này chủ yếu để bù đắp cho số người đã nghỉ hưu, chuyển công tác ra ngoài tỉnh, nên chỉ tiêu tuyển dụng không nhiều. Mặc dù vậy, có cơ quan vẫn không tuyển dụng được do không có hồ sơ dự tuyển hoặc không đáp ứng được yêu cầu. Ví dụ như ngành giáo dục, có đơn vị không có hồ sơ đăng ký dự tuyển giáo viên tiếng Anh; hay Sở Thông tin và Truyền thông không tuyển được công chức lĩnh vực Công nghệ thông tin. Hay 1 số ngành mang tính chu kỳ, ví dụ ngành giáo dục, những năm trước đây tỉnh tuyển dụng tập chung, có đợt vài trăm thậm chí hàng nghìn chỉ tiêu. Số này khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ đồng loạt nghỉ. Theo dự báo của ngành giáo dục, trong 2-3 năm nữa, tỉnh Hà Giang sẽ thiếu khoảng hơn 2 nghìn giáo viên. Hiện nay, thẩm quyền tuyển giáo viên do các cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định (không tuyển dụng tập trung như trước đây).

- Đối với nội dung tỉnh có cơ chế thu hút gì không? Nội dung này luôn là điều trăn trở của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhiều lần giao ngành chuyên môn nghiên cứu, tham mưu cơ chế tuyển thẳng, đặc biệt đối với các bạn sinh viên người dân tộc thiểu số, ít người. Tuy nhiên, hiện Chính phủ chỉ có Nghị định 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; nhưng đều phải qua xét tuyển. Hoặc đối với sinh viên đào tạo cử tuyển, nếu đơn vị còn biên chế cũng phải qua kỳ xét tuyển. Tại kỳ tuyển dụng công chức năm 2021, UBND thành phố đăng ký 3 chỉ tiêu thu hút theo Nghị định 140, nhưng kết quả không hồ sơ nào đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

Đối với công chức, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2023 quy định kiểm định chất lượng đầu vào, theo đó Bộ Nội vụ là cơ quan tiến hành thẩm định 1 năm tổ chức định kỳ 2 lần vào tháng 7 và tháng 11, người đạt kiểm định được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong 24 tháng, sau đó mới được dự kỳ tuyển dụng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Từ 01/8/2024, bắt buộc phải qua kiểm định chất lượng đầu vào mới được tuyển dụng công chức. Như vậy, quy trình tuyển dụng ngày càng xiết chặt.

Tỉnh Hà Giang muốn có cơ chế thu hút tuyển dụng công chức, viên chức thì cũng không thể vượt qua ngoài khuôn khổ pháp luật được, nên rất khó khăn. Nếu việc tuyển dụng trái quy định pháp luật, qua Thanh tra Bộ Nội vụ phát hiện sẽ hủy kết quả tuyển dụng, ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi, tâm lý của người bị hủy kết quả do sai phạm.

Vì vậy, rất mong các bạn Đoàn viên, thanh niên chia sẻ với các đồng chí lãnh đạo tỉnh và ngành chuyên môn về nội dung này.

- Ngoài ra, đối với lĩnh vực lao động – việc làm, hằng năm, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đều triển khai chương trình đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng chục nghìn lượt người/năm.

* Từ những lý do nêu trên, đề nghị chúng ta cần có tư duy đổi mới, thay đổi cách tiếp cận, tìm kiếm, lựa chọn ngành, nghề đào tạo phù hợp với xu thế phát triển của xã hội theo hướng Không nhất thiết sau khi tốt nghiệp ngành, nghề đào tạo phải làm việc trong khu vực Nhà nước, hoặc không nhất thiết cứ phải đào tạo làm thầy. Có thời gian các phương tiện thông tin nói rất nhiều về tình trạng thừa thầy, thiếu thợ; thay vì học Đại học không có việc làm đúng ngành đào tạo thì hãy học nghề, trở thành người thợ có tay nghề cao sẽ tốt hơn. Hoặc các bạn hãy tập trung nghiên cứu, học tập, thực sự làm chủ được kiến thức, công nghệ, kỹ năng làm việc trong lĩnh vực lựa chọn thì hoàn toàn có quyền tự lựa chọn, tự quyết định cơ quan mình làm việc.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 4. Tỉnh Hà Giang đã có những chính sách cụ thể gì để hỗ trợ Doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc những bạn trẻ muốn ứng dụng chuyển đổi số để kinh doanh? (Đại biểu huyện Đồng Văn).

Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời (tại Công văn số 528/SKHĐT-XTĐT ngày 16/3/2023):

Thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, chuyển đổi số, Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025.

UBND Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 04/01/2022 về hỗ trợ Chương trình khởi nghiệp giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnhKế hoạch số 293/KH-UBND ngày 30/12/2022 về thực hiện chuyển đổi số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu hỗ trợ 200 DN, HTX thực hiện chuyển đổi sốtriển khai Nghị định 80/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khi các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc những bạn trẻ muốn ứng dụng chuyển đổi số để kinh doanh, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn đối với DNNVV được hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về ứng dụng chuyển đổi số theo  khoản 1, khoản 3, Điều 14 của Nghị định: Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và tối đa 70% tổng chi phí của một khoá quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.

Đồng thời sẽ được hỗ trợ về công nghệ theo khoản 2, Điều 11 của Nghị định: Hỗ trợ cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh: Định mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 5. Hiện nay tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt là ở những nơi vùng sâu vùng xa, bà con mới tiếp cận với công nghệ số rất dễ bị các đối tượng lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh cắp thông tin người dùng. Vậy tỉnh ta đã có những cơ chế, chính sách, giải pháp nào để bảo vệ người dùng trước những nguy cơ nói trên (Đại biểu huyện Xín Mần).

Công an tỉnh trả lời (tại Công văn số 604/CAT-ANNB ngày 17/3/2023):

1. Thời gian gần đây hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng, gây bức  xúc trong xã hội. Hiện tại Bộ luật Hình sự đã có quy định nhưng chưa chặt chẽ, cơ chế chưa đảm bảo, khung luật Việt Nam liên quan đến an ninh thông tin chủ yến nằm trong các Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng và một số văn bản khác nhưng chế tài chưa đủ nghiêm khắc, luật chưa quy định rõ ràng và cụ thể. Để góp phần hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao các sở, ban, ngành, các cơ quan, đoàn thể trên toàn tỉnh cần chú trọng những nội dung sau:

1.1. Tiếp tục thực hiện các văn bản, chỉ đạo, chính sách đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại đơn vị mình.

1.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bộ phận chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn thông tin; đào tạo, tập huấn nghiệp vụ bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn thông tin tại đơn vị.

1.3. Tuyên truyền nâng cao khả năng nhận biết, tự vệ, miễn dịch trước các thông tin độc hại, cảnh giác với các yếu tố đe dọa an toàn thông tin.

2. Đối với lực lượng Công an tỉnh Hà Giang, tăng cường thực hiện các nhiệm vụ sau:

2.1. Công an tỉnh đã tham mưu các văn bản gửi các ngành về cảnh báo các nguy cơ, thủ đoạn của các loại tội phạm thuộc lĩnh vực này.

2.2. Thực hiện công tác tuyên truyền trên các Cổng/Trang thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng; Các buổi tuyên truyền về an ninh mạng để nâng cao tình thần cảnh giác trong quần chúng nhân dân, học sinh, sinh viên.

2.3. Tiếp nhận các nguồn tin báo và thực hiện công tác điều tra, xác minh, xử lý vụ việc theo thẩm quyền.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 6. Trong những năm qua, các đồng chí đoàn viên, thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương đã được hưởng các chế độ theo quy định. Tuy nhiên, đối với tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đại đa số thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều đồng chí chưa có nhiều cơ hội để khởi nghiệp, lập nghiệp ổn định cuộc sống. Trong thời gian tới, UBND tỉnh và và các ngành chức năng có giải pháp gì để hỗ trợ cho các đoàn viên, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương phát triển kinh tế hộ gia đình, khởi nghiệp, lập nghiệp tại địa phương; đồng thời tạo động lực cho các bạn đoàn viên, thanh niên trong độ tuổi hăng hái thăm gia nghĩa vụ quân sự hằng năm (Đại biểu huyện Yên Minh).

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trả lời (tại Công văn số 1417/BCH-PCT ngày 21/3/2023):

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ Quân sự 2015, công dân khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định, có đủ điều kiện xuất ngũ sẽ được hưởng những quyền lợi như: Các khoản trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp bảo hiểm (tương đương với 14 tháng lương cơ bản là 20.860.000đ) và được cấp thẻ học nghề. Ngoài ra, được công điểm ưu tiên khi tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức, hỗ trợ đào tạo việc làm…Đã góp phần hỗ trợ thanh niên có hoàn cảnh gia đình khó khăn ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thanh niên sau khi xuất ngũ trở về địa phương chưa có điều kiện và cơ hội để khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp như:

Một là, triển khai thực hiện đầy đủ, chặt chẽ những quyền lợi được hưởng của thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của Luật Nghĩa vụ Quân sự và Thông tư của Chính phủ.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên sát với những định hướng, chương trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Ba là, nhân rộng và phát huy có hiệu quả một số mô hình hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế sau khi hoàn thành nghĩa vụ như: “Tặng bò” cho thanh niên có thành tích xuất sắc khi tại ngũ của huyện Xín Mần, Mèo Vạc; “Cho vay vốn không lãi suất trong 02 năm” của huyện Quang Bình. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tiếp cận những nguồn quỹ, vốn vay phát triển kinh tế đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Bốn là, có cơ chế, chính sách đào tạo, bố trí việc làm phù hợp tại địa phương cho thanh niên có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 7. Hà Giang là một tỉnh có lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch với rất nhiều các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan tự nhiên hoang sơ như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Đài hương 468, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, …; bên cạnh đó cũng có rất nhiều các nét văn hóa, các lễ hội truyền thống của 19 dân tộc anh em. Trong thời gian tới, UBND tỉnh và các ngành chức năng có những giải pháp như thế nào để đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang (Đại biểu huyện Vị Xuyên).

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch trả lời (tại Công văn số 339/SVHTTDL-QLDL ngày 21/3/2023):

1. Các nội dung đã triển khai ứng dụng chuyển đổi số để xúc tiến quảng bá du lịch trong thời gian qua

Trong thời gian qua, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, ngành du lịch Hà Giang đã rất nỗ lực ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để thích ứng linh hoạt, triển khai các hoạt động trên nền tảng số phù hợp với điều kiện thực tế. Từ đó nhiều sản phẩm du lịch thông minh đã ra đời thường xuyên tương tác với doanh nghiệp, du khách qua hệ thống webside, trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội.

Tăng cường liên kết với các kênh thông tin chính thống để xây dựng các trailer, clips, phóng sự, hình ảnh  về văn hóa, lễ hội, các sản phẩm đặc trưng của Hà Giang để phát sóng trên các kênh VTV1, VTV2, VOV, Vietnam net, Vnexpess… thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách.

Chủ động ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để quảng bá những nét văn hoá đặc sắc, những cảnh đẹp của Hà Giang đến với du khách trong cả nước bằng hình thức tổ chức các tour du lịch online trên nền tảng công nghệ số. Trong thời gian qua, ngành du lịch đã triển khai được 04 chương trình tour online khám phá, trải nghiệm kết nối khách du lịch trong và ngoài nước như: Khám phá trải nghiệm sản phẩm du lịch nông nghiệp, nhà vườn và dược liệu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình; khám phá mùa hoa và chợ phiên trên vùng công viên địa chất; Chương trình kết nối trực tuyến giới thiệu điểm đến giữa 2 công viên địa chất Toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, Việt Nam và Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Mine - Yokiyoshidai, Nhật Bản… Đây được xem là kế hoạch sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt xu thế chuyển đổi số của Ngành trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Tại các điểm đến cũng đang định hình chuyển đổi số mang tới những trải nghiệm thuận tiện và an toàn cho khách hàng như quyét mã QR giới thiệu điểm đến; xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống du lịch thông minh, gồm: Cổng thông tin du lịch tích hợp bản đồ số du lịch.

Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch, Ngành đã ứng dụng công nghệ thông tin trong các lớp giảng dạy, đào tạo về du lịch với các lớp học online vẫn thu hút đông đảo học viên, để lại nhiều ấn tượng. Các lớp học đã được tổ chức theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, đào tạo cho học viên về các kĩ năng nghiệp vụ du lịch gồm: lễ tân, buồng phòng, bàn bar; E-Marketting du lịch; bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch cộng đồng; bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước về du lịch; nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm; bồi dưỡng Tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành du lịch.

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã thường xuyên và tích cực thực hiện chuyển đổi số xây dựng các website, tư vấn tour du lịch online, tổ chức các tour du lịch online trong thời kỳ covid, có thể kể đến như: Công ty TNHH MTV du lịch dịch vụ và thương mại Hà Giang trẻ, Công ty CP du lịch thương mại Hà Giang, … ngoài ra còn lập các group, các trang mạng xã hội để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm, tư vấn hỗ trợ du khách như: Hà Giang Review tất tần tật, Hiệp hội điều hành tour chuyên nghiệp...

Từ những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch linh hoạt, hiệu quả, tình hình du lịch của Hà Giang đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Trong năm 2022, Hà Giang đón được 2.268.000 lượt khách (đạt 151% kế hoạch năm), trong đó khách quốc tế 71.308 lượt người, khách nội địa là gần 2,3 triệu lượt người; doanh thu du lịch trên 5.000 tỷ đồng. Cũng trong năm 2022 Hà Giang có 04 món ăn và 04 sản phẩm quà tặng nằm trong Top 100 món ăn và 100 sản phẩm quà tặng của Việt Nam được tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn; khu nghỉ dưỡng Hmông Village được vinh danh khách sạn xanh ASEAN; Hà Giang còn có 3 địa danh lọt top 7 “Ấn tượng Việt Nam” do báo Sgtiepthi.vn bình chọn. Tháng 01/2023, làng Văn hóa du lịch thôn Nặm Đăm được nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng.Tờ New York Times (Mỹ) xếp Hà Giang vào top 25/52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.

2. Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá du lịch

- Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xúc tiến, quảng bá du lịch: Trong đó, cần tận dụng tối đa các nền tảng số như website, mạng xã hội, ứng dụng thông minh. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của các địa phương, doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ để quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình.

- Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 vào phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch: Các công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường, 3D, 360 độ… có tính ứng dụng rất cao trong vận hành các lĩnh vực dịch vụ lưu trú du lịch, cung cấp thông tin cho du khách, nâng cao trải nghiệm cho du khách ở điểm đến… Trong thời đại công nghệ số, việc kết hợp công nghệ ảo và trải nghiệm thực tế sẽ mang lại những ấn tượng rất khác biệt cho du khách. Đẩy mạnh số hóa các giá trị di sản và quảng bá trên các nền tảng số giúp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc, đa dạng của các địa phương trong tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động giao dịch, thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch: Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tăng cường việc giao dịch hợp đồng điện tử tạo điều kiện cho phép khách du lịch vừa tìm kiếm thông tin du lịch, lựa chọn doanh nghiệp dịch vụ, vừa đặt dịch vụ, thanh toán trực tuyến, kết nối liên thông với các lĩnh vực liên quan khác như y tế, giao thông, giáo dục…

Phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành du lịch để tích hợp dữ liệu của cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp trong ngành du lịch.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong du lịch: Đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa ngành du lịch và công nghệ thông tin. Phát huy cơ chế hợp tác công - tư để huy động nguồn lực cho chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh. Tăng cường hợp tác quốc tế để học tập, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch thông minh.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 8. Hiện nay tỉnh ta có những giải pháp hoặc có những chính sách, định hướng gì cho người dân được tiếp cận sàn giao dịch thương mại điện tử; mở rộng thị trường tiêu thụ để quảng bá các sản phẩm của mình làm ra? (Như các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu dùng...) - Đại biểu huyện Quản Bạ.

Sở Công thương trả lời (tại Công văn số 291/SCT-QLTM ngày 17/3/2023):

Đối với tỉnh Hà Giang, các cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trên các ngành, lĩnh vực; trong đó, phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp được ưu tiên, chú trọng triển khai. Trên cơ sở Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch, như: Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21/02/2022 về việc triển khai thực hiện “Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022- 2025”; Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 02/3/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Giang;... làm cơ sở định hướng, triển khai các hoạt động để hỗ trợ người dân tiếp cận sàn giao dịch thương mại điện tử.

Với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số (trong đó, chú trọng những nội dung về: tập huấn, hướng dẫn giải pháp, cách thức ứng dụng thương mại điện tử trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh; các kỹ năng thực hành, đưa sản phẩm của mình lên sàn giao dịch TMĐT; kỹ năng livestream quảng bá giới thiệu sản phẩm; thực hiện mua bán trực tuyến; thanh toán trực tuyến); xây dựng đưa vào vận hành sàn giao dịch TMĐT tỉnh (dacsanhagiang.net); Thành lập Tổ Điều phối và các Nhóm hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử; Lựa chọn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch thương mại điện tử; Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vận hành sàn thương mại điện tử (như: Tập đoàn FPT, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông) trong triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã mở gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử (Sendo, Voso, Postmart) và tổ chức hướng dẫn vận hành;… Đến nay, đã triển khai được trên 65.000 tài khoản trên sàn thương mại điện tử (bao gồm cả tài khoản bán, tài khoản mua) và có khoảng 20.000 lượt giao dịch được thực hiện. Qua đó, các sản phẩm hàng hóa nông sản đặc trưng, tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh được quảng bá rộng rãi, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, tăng sản lượng tiêu thụ, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.

Với sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học - công nghệ, tuổi trẻ Hà Giang cần tiếp tục khẳng định mình là lực lượng xung kích, tích cực trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số nói chung và ứng dụng thương mại điện tử nói riêng. Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý, các đơn vị liên quan và Tổ công nghệ số cộng đồng trong các hoạt động triển khai, nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng; phát huy vai trò là thành viên trong Nhóm hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử của cấp huyện, thành phố, để tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện cài đặt, vận hành và tiến hành giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 9. Đào tạo nghề trong thời gian vừa qua đã được tỉnh rất quan tâm trú trọng. Tuy nhiên, số được đào tạo nghề ra có việc làm tại chỗ còn rất khó khăn. Trong khi đó chương trình đào tạo nghề chưa thấy bám sát vào 1 số chương trình nghị quyết của tỉnh (như khởi nghiệp, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi số…vv). Vậy tỉnh có chủ trương hay định hướng nào để gắn chương trình đào tạo nghề với thực tiễn hiện nay của thanh niên, cũng như gắn với các chủ trương, nghị quyết chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh không? Giải pháp khắc phục vấn đề này thế nào? (Đại biểu huyện Bắc Mê).

Sở Lao động - Thương binh trả lời (tại Công văn số 269/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 17/3/2023):

1. Chương trình đào tạo nghề chưa thấy bám sát vào 1 số chương trình nghị quyết của tỉnh:

Hằng năm, các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh về Sở, Sở xây dựng kế hoạch chung trình tỉnh ban hành để thực hiện trên toàn tỉnh; căn cứ Kế hoạch của tỉnh, các huyện khảo sát nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn để ban hành Kế hoạch chi tiết về số lượng, ngành nghề cần đào tạo đối với từng địa bàn, kinh phí để thực hiện, phối hợp trong quá trình thực hiện. Các nghề đang đào tạo đều xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của người dân và gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà; Nuôi ong lấy mật, Trồng cây dược liệu, Trồng ra lúa năng xuất cao, Kỹ thuật xây dựng, Chế biến thức ăn chăn nuôi, Trồng và khai thác rừng trồng, Đan lát các sản phẩm địa phương, Thêu dệt thổ cẩm, Trồng cam VieGap…

2. Chủ trương hay định hướng nào để gắn chương trình đào tạo nghề với thực tiễn hiện nay của thanh niên, cũng như gắn với các chủ trương, nghị quyết chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Định hướng của tỉnh là nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng ngành nghề, tập trung đào tạo theo 3 cấp trình độ (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) để nâng cao tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ; gắn đào tạo với thực hành, thực tập và giải quyết việc làm tại doanh nghiệp, các khu công nghiệp ngoài tỉnh như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh… các nghề như: Công nghệ ôtô, Điện công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Hàn, May thời trang… Hoặc các nghề gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương như: chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà; nuôi ong lấy mật, Trồng cây dược liệu, trồng ra lúa năng xuất cao, kỹ thuật xây dựng, chế biến thức ăn chăn nuôi, trồng và khai thác rừng trồng, đan lát các sản phẩm địa phương, thêu dệt thổ cẩm, trồng cam VieGap…

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 10. Chuyển đổi số là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là yêu cầu tất yếu khách quan trong đó người dân được xác định là trung tâm của chuyển đổi số. Tháng 12/2021 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó Nông nghiệp được xác định là 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên chuyển đối số trước. Xin hỏi Tỉnh sẽ có giải pháp gì để hỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi số về việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương trên môi trường mạng, xây dựng website quảng bá, giới thiệu, quản lý, buôn bán sản phẩm nông nghiệp đặc trưng? (Đại biểu Thành đoàn).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời (tại Công văn số 431/SNN-VP ngày 19/3/2023):

Về thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm có 02 hình thức là nộp trực tiếp và thực hiện trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Để thực hiện nộp trực tuyến, các cá nhân, hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản và thực hiện theo hướng dẫn. Chi tiết tham khảo tại Website: https://dichvucong.gov.vn/.

Trên cơ sở hoàn thành việc đăng ký xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, người dân và doanh nghiệp đăng tải các sản phẩm lên website https://dacsanhagiang.net/. Đây là sàn thương mại điện tử tỉnh Hà Giang với chức năng tạo môi trường, cơ hội cho các DN, HTX quảng bá, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã tích cực phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh đưa sản phẩm của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) thu hút được sự quan tâm của khách hàng như: Postmart.vn, Voso.vn, Viettelpost, shopee, Sendo,... Qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra Sở Công Thương cũng đã tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức cho các DN, HTX và hỗ trợ các DN thành lập các Website để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách hàng và người tiêu dùng.

Năm 2022, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm. Hiện nay hệ thống đã hoàn thành và có địa chỉ http://nongsan.hagiang.gov.vn/. Đây là hệ thống thông tin thông qua các giải pháp công nghệ, các công đoạn trong chuỗi giá trị Cam sành, Chè được thể hiện bằng thông tin xác thực do người dùng (đăng ký thành viên) đăng tải lên hệ thống như nhật ký sản xuất, hình ảnh, thông tin sản phẩm,… sau đó hệ thống trích xuất ra mã QR Code. Khi người dùng sẽ quét mã QR trên sản phẩm, hệ thống sẽ truy xuất và hiển thị thông tin, địa chỉ hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm. Hệ thống này cho phép các thành viên đăng tải thông tin, sản phẩm của mình như cam, chè, các sản phẩm OCOP,…; các nhà cung cấp phân bón, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật,…lên hệ thống, giúp minh bạch hóa thông tin, giá cả, người dân và doanh nghiệp tiếp cận được thông tin nhanh chóng, chính xác.

Về định hướng trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo và giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục xây dựng các tính năng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm như thương mại điện tử, App mobil và các sản phẩm đặc trưng theo chuỗi giá trị như bò vàng, lợn đen, mật ong bạc hà,…Vì vậy đề nghị các đoàn viên, thanh niên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; vận động các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, vật tư ngành nông nghiệp đăng ký, tham gia và đăng tải thông tin, hình ảnh, sản phẩm lên hệ thống để đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 11. Theo Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 5/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển thanh niên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2030 có đưa ra chỉ tiêu hàng năm có 10% số ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên là học sinh, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp. Vậy trong năm vừa qua, tỉnh đã triển khai chỉ tiêu này như thế nào và trong thời gian tiếp theo tỉnh sẽ có định hướng, chỉ đạo ra sao để có thể hoàn thành chỉ tiêu này (Đại biểu huyện Mèo Vạc).

Sở Khoa học và Công nghệ trả lời (tại Công văn số 248/SKHCN-QLKH ngày 15/3/2023):

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 12/01/2021 đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Hà Giang đến năm 2025. Trong đó có các nội dung thứ 6 - Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mục tiêu đến 2025 tổ chức được 15 lớp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên, hiện năm 2022 đã tổ chức được 02 lớp (năm 2021 không tổ chức được do dịch Covid- 19).

 Dự kiến từ nay đến 2025 sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn khởi nghiệp cho thanh niên và tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho thanh niên khởi nghiệp của tỉnh.

Năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ "Nghiên cứu hỗ trợ mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh  niên tỉnh Hà Giang" do Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Giang thực hiện, sau khi kết thúc nhiệm vụ dự kiến sẽ ban hành Quy trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên tỉnh Hà Giang; 02 mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên Hà Giang được hỗ trợ: Mô hình khởi nghiệp về mô hình du lịch gắn với nông nghiệp hữu cơ; Mô hình khởi nghiệp du lịch cộng đồng homestay và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên, để có được nguồn đầu tư từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh, cần có đề xuất cụ thể gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, được UBND tỉnh phê duyệt danh mục, thẩm định theo đúng quy định tại Thông tư 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và tuân thủ Quy định tại Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 về quản lý nhiệm vụ KHCN trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Do đó trong giai đoạn tiếp theo, để đưa các nhiệm vụ khởi nghiệp của thanh niên vào thực hiện thì đề nghị Tỉnh đoàn, các chủ nhiệm dự án cần đề xuất theo đúng quy định, gửi về sở KH&CN tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thẩm định và đưa vào thực hiện theo đúng quy định.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 12. Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, việc giao lưu, hợp tác quốc tế thanh niên giữa thanh niên tỉnh Hà Giang - Việt Nam và thanh niên Châu Văn Sơn - Trung Quốc diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid-19, việc giao lưu, hợp tác quốc tế thanh niên giữa 2 địa phương bị gián đoạn; đặc biệt là phía Châu Văn Sơn – Trung Quốc thực hiện chính sách zero Covid. Thời điểm hiện tại, phía Trung Quốc đã mở cửa lại biên giới, dỡ bỏ các hạn chế chống dịch với người nước ngoài. Vậy UBND tỉnh và các ngành chức năng có định hướng như thế nào để có thể triển khai lại việc giao lưu, hợp tác quốc tế thanh niên giữa 2 địa phương (Đại biểu huyện Hoàng Su Phì).

Sở Ngoại vụ trả lời (tại công văn số 145/SNgV-QLBG ngày 16/3/2023):

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Đoàn thanh niên tỉnh Hà Giang  và Đoàn thanh niên châu Văn Sơn đã thiết lập cơ chế luân phiên tổ chức Chương trình giao lưu thanh niên biên giới từ năm 2016 (đã tổ chức được 4 lần luân phiên tại Hà Giang và Văn Sơn), chương trình giao lưu được tổ chức kết hợp với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên, giao lưu giữa các doanh nghiệp trẻ, các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật… qua đó đã góp phần tăng cường tình cảm hữu nghị truyền thống giữa hai địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, hoạt động giao lưu thanh niên giữa hai bên đã bị gián đoạn và phải tạm hoãn. Từ đầu năm 2023, phía Trung Quốc có nhiều biện pháp nới lỏng mức độ phòng chống dịch, ngày 20/02/2023, phía Văn Sơn thông báo khôi phục hoạt động thông quan vận tải hành khách tại cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo. Đây là những tín hiệu tốt để hai bên khôi phục triển khai giao lưu, hợp tác trực tiếp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có hoạt động giao lưu thanh niên giữa hai bên.

Ngày 27/02/2023 vừa qua, nhận lời mời của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, đồng chí Trần Chí Thành, Phó Châu trưởng Chính quyền nhân dân châu Văn Sơn, Trung Quốc đã sang thăm, làm việc tại tỉnh Hà Giang. Tại buổi hội đàm, hai bên đã đi sâu trao đổi và đạt dược nhiều nhận thức chung quan trọng, trong đó thống nhất thúc đẩy khôi phục các hoạt động giao lưu hữu nghị, giao lưu thanh niên biên giới giữa hai địa phương. Trong năm 2023, Tỉnh sẽ chỉ đạo Tỉnh đoàn Hà Giang và các đơn vị liên quan chủ động nối lại tổ chức chương trình giao lưu thanh niên biên giới giữa tỉnh Hà Giang và châu Văn Sơn, Trung Quốc tại tỉnh Hà Giang, kết hợp với các chương trình khởi nghiệp cho thanh niên, các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Ngoài ra, năm nay tỉnh sẽ thúc đẩy triển khai các hoạt động giao lưu trao đổi sinh viên, triển khai các chương trình học bổng cho sinh viên hai bên theo học ngôn ngữ tại các trường Đại học phía bên kia; tổ chức trại hè, giao lưu văn hóa cho thanh thiếu niên hai bên giao lưu, học hỏi. Thông qua những hoạt động này để phát huy truyền thống hữu nghị, tăng cường kết nối gặp gỡ, gia tăng hiểu biết và gắn kết tình cảm giữa các thế hệ trẻ hai địa phương.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 13. Hiện nay các thiết chế văn hóa cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh còn thiếu, còn yếu, chưa đồng bộ; một số địa phương đã có, nhưng đã xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư sửa chữa. Vậy trong thời gian tới, UBND tỉnh và các ngành chức năng có định hướng, giải pháp như thế nào trong việc xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa cho thanh thiếu niên để thanh thiếu niên trong tỉnh có nơi sinh hoạt từ đó tạo ra không gian vui chơi, giải trí lành mạnh.

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch trả lời (tại Công văn số 339/SVHTTDL-QLDL ngày 21/3/2023):

1. Thực trạng thiết chế văn hóa ở Hà Giang

Về hệ thống thiết chế văn hóa hiện nay tỉnh Hà Giang đang phân loại thành 04 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cấp thôn.

- Về cấp tỉnh: Một số công trình thiết chế văn hóa của tỉnh đã được đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Thiết chế cấp tỉnh hiện có 05 công trình (gồm: Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Nhà Văn hóa tỉnh, Nhà luyện tập Đoàn Nghệ thuật, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh).

- Cấp huyện: 11/11 huyện, thành phố có Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch, có trụ sở làm việc được xây dựng cơ bản đảm bảo tổ chức các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và kế hoạch của huyện, thành phố và của ngành giao hàng năm.

- Cấp xã có 164/193 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa hoặc Hội trường đa năng (29 xã chưa có), trong đó 66 nhà văn hóa đạt chuẩn theo Thông tư số 05 của Bộ Vă hóa, TT&DL (đạt 40,2%).

- Cấp thôn: Hiện có 1.715/2071 thôn có nhà văn hóa, trong đó đạt chuẩn 702 nhà, còn lại 356 thôn chưa có thiết chế.

Tuy nhiên hiên nay hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ do: Nguồn kinh phí nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa còn hạn chế; Việc huy động nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa còn khó khăn; chủ yếu huy động người dân góp ngày công; Qũy đất dành cho xây dựng và đầu tư các thiết chế văn hóa còn khó khăn.

2. Trách nhiệm, giải pháp của tỉnh về đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa trong thời gian tới:

Thực hiện Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030; các Thông tư của Bộ Văn hóa, TT&DL quy định về mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn; Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Mười Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngành Văn hóa, TT&DL đã tham mưu cho tỉnh tích hợp các nội dung phát triển hệ thống văn hóa, thể thao và trong Phương án phát triển VHTTDL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và trong Quy hoạch tỉnh.

Nhằm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa trong thời gian tới tỉnh và các ngành đã đề ra một số giải pháp sau:

- Đối với cấp tỉnh:

Một là, Thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa cấp tỉnh được giao quản lý. Đặc biệt xây dựng phương án khai thác theo hướng dịch vụ có thu đối với thiết chế Bảo tàng tỉnh.

Hai là, Chỉ đạo đơn vị chuyên môn tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới phương thức tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có.

Ba là, Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đoàn thể, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò, vị trí, lợi ích của việc phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở.

- Đối với các huyện, thành phố:

Một là, Đưa nhiệm vụ phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở là một trong những chỉ tiêu, mục tiêu Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cần thực hiện hàng năm.

Hai là, Hằng năm cân đối nguồn ngân sách địa phương kết hợp với nguồn từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia về: Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã, thôn bản đồng thời cấp kinh phí đầu tư mới hoặc bổ sung trang thiết bị hoạt động cho hệ thống thiết chế hiện có.

Ba là, Đưa nội dung phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị và khu dân cư; dành quy đất công tại vị trí trung tâm, thuận lợi để xây dựng Trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã và Nhà văn hóa cấp thôn, bản, tổ dân phố.

Bốn là, Tăng cường nguồn lực trong xã hội nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, nhất là ở địa bàn cơ sở, trong đó tăng cường vận động nhân dân đóng góp cùng sự hỗ trợ của ngân sách xây dựng Nhà văn hóa, Khu thể thao và Điểm vui chơi trẻ em địa bàn thôn, bản, tổ dân phố.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 14. Hiện nay chuyển đổi số đang hướng tới nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên hiện nay, thực trạng người dân chưa có hoặc chưa sử dụng tài khoản Ngân hàng, ví điện tử để có thể thực hiện thanh. Trong thời gian tới, để thúc đẩy người dân chuyển đổi từ phương thức tiền mặt, sang không dùng tiền mặt; UBND tỉnh và các ngành chức năng có định hướng và giải pháp như thế nào trong vấn đề này?

*Câu hỏi phụ: Hiện nay được biết, tại một số tỉnh, thành phố đã xây dựng các App riêng cho tỉnh như: Hue-S (Thừa Thiên Huế), C-Thai Nguyen (Thái Nguyên),… trong đó tích hợp cung cấp các chức năng hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công ích, hỗ trợ khẩn cấp và phản ánh toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn, khi nhận thấy các vấn đề bất cập có thể gửi phản ánh về chính quyền các cấp thông qua App, tích hợp các dịch vụ thanh toán điện tử không dùng tiền mặt,… Đây là nền tảng kết nối giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị thông minh. Tỉnh ta có định hướng thế nào trong việc xây dựng một App riêng cho tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

Ngân hàng Nhà nước trả lời (tại Công văn số 297/HGA-TH ngày 16/3/2023):

1. Cùng với sự chuyển dịch của Chính phủ số, chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng cũng đang phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự phát triển về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).

Ngày 28/10/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025”; để thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 21/12/2021 cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn tỉnh Hà Giang.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nhận thức rõ lợi ích của việc TTKDTM và việc thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng. Các cơ quan, đơn vị có liên quan đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện Đề án phát triển TTKDTM trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; nhất là trong thanh toán dịch vụ công, chi trả an sinh xã hội.

Về phía ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn đã không ngừng đa dạng hóa, gia tăng tiện ích các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử, xây dựng các chương trình khuyến mại để khuyến khích việc TTKDTM, đồng thời tăng cường công tác an toàn, bảo mật trong giao dịch đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần tạo dựng được ý thức, thói quen cho người dân trong việc sử dụng các dịch vụ tiện ích trong các giao dịch TTKDTM. Các NHTM đã phối hợp với các bên liên quan để cung ứng các dịch vụ hiện đại để thanh toán tiền điện, tiền nước, viễn thông, truyền hình, phí bảo hiểm, học phí...  Đến nay 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức TTKDTM.

Bên cạnh đó, các tập đoàn viễn thông lớn như VNPT, Viettel đang cung cấp dịch vụ MobileMoney dùng để thanh toán các khoản chi phí nhỏ lẻ, rất tiện ích cho việc TTKDTM của người dân tại nơi không có kết nối Internet. Người sử dụng dịch vụ MobileMoney không cần thiết phải có tài khoản ngân hàng, chỉ cần đăng ký với nhà mạng bằng chứng minh nhân dân/hoặc căn cước công dân/hoặc hộ chiếu trùng khớp với thông tin đăng ký số điện thoại đang sử dụng, từ đó có đăng ký tài khoản thanh toán qua điện thoại mình đang sử dụng.

Đến cuối năm 2022, việc phát triển TTKDTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng và nổi bật, cụ thể là:

(i) Giá trị TTKDTM năm 2022 gấp 23,6 lần GRDP của tỉnh.

(ii) Số lượng điểm chấp nhận TTKDTM trên toàn tỉnh đạt 6.672 điểm.

(iii) Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện TTKDTM qua các kênh thanh toán điện tử đạt 70,2%.

(iv) Số người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác (Ví điện tử, MobileMoney) đạt 306.357 người/tổng số người từ 15 tuổi trở lên; đạt tỷ lệ 55,5%.

(v) Trong thanh toán dịch vụ công; hiện nay, 100% các cơ sở giáo dục, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị đều chấp nhận TTKDTM. 100% các khoản thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt An toàn giao thông, thu phạt vi phạm hành chính, các khoản thu khác và toàn bộ các khoản chi của các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước đều được thực hiện bằng phương thức TTKDTM. 100% các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Hà Giang và Công ty Cấp thoát nước chấp thuận thanh toán hóa đơn điện tử qua ngân hàng; …

Như vậy về cơ bản, kết quả phát triển TTKDTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả rất khả quan; dự kiến đến năm 2025 TTKDTM sẽ là phương thức thanh toán chủ yếu.

Bên cạnh những mặt đã đạt được; tình hình phát triển TTKDTM cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định; người dân vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt, tâm lý ngại thay đổi phương thức thanh toán, cùng với sự gia tăng của tội phạm công nghệ cao khiến người dân đôi khi còn e ngại việc để lại tiền tại tài khoản ngân hàng; nhất là người dân sinh sống tại vùng sâu, vùng xa. Trên địa bàn tỉnh, với đặc thù địa hình bị chia cắt, nhiều nơi hạ tầng kinh tế - xã hội chậm phát triển; thậm chí có xóm, có bản chưa có điện lưới, chưa có sóng di động, do vậy chưa đảm bảo điều kiện cơ bản để người dân tiếp cận và sử dụng các phương thức TTKDTM.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục bám sát các mục tiêu, chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về TTKDTM, triển khai và quán triệt thực hiện nghiêm túc trên địa bàn tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển TTKDTM.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về TTKDTM; tăng cường tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ và quy trình, thủ tục TTKDTM; những lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ TTKDTM trong cuộc sống. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, chế tài xử lý và cảnh báo phương thức, thủ đoạn sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các giao dịch đáng ngờ, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thanh toán trên địa bàn tỉnh. Từ đó, củng cố niềm tin của người dân, thu hút nhiều người dùng phương thức TTKDTM hơn.

Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục theo dõi, đôn đốc các TCTD trong việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung ứng dịch vụ công (điện, nước, trường học, bệnh viện, bảo hiểm xã hội...) để chuẩn hóa dữ liệu khách hàng phục vụ việc kết nối liên thông; thực hiện nghiêm túc các quy định về hoạt động thanh toán; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin trong các giao dịch điện tử, chống các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động thanh toán.

Chỉ đạo, định hướng, tạo thuận lợi để các ngân hàng thương mại và các tổ chức được phép khác mở rộng việc cung ứng TTKDTM đến từng cá nhân, từng đơn vị nhỏ lẻ trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn về hạ tầng.

2. Câu hỏi phụ: Qua tìm hiểu thì hiện nay một số tỉnh đã phát triển App riêng cho tỉnh, trong đó có app Hue-S của Thừa Thiên Huế có tích hợp phương thức thanh toán qua ví điện tử. Trong trường hợp tỉnh Hà Giang có chủ trương xây dựng App riêng của tỉnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ có ý kiến để các tổ chức cung ứng dịch vụ phối hợp xây dựng, tích hợp tiện ích TTKDTM nếu đảm bảo an toàn, tiện lợi và phù hợp với quy định của pháp luật.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 15. Trong thời gian tới tỉnh ta sẽ có những giải pháp và cơ chế chính sách gì trong việc khuyến khích phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, Hợp tác xã nông nghiệp đặc biệt là các tổ hợp tác, trang trại và các câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế, mô hình kinh tế thanh niên ứng dụng công nghệ và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao? Và đồng chí có thể định hướng cho thanh niên phát triển các dự án khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh, các chế độ, chính sách đối với hợp tác xã và có cơ chế để hỗ trợ các sản phẩm đạt chuẩn, sản phẩm OCOP không?

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời (tại Công văn số 431/SNN-VP ngày 19/3/2023):

1. Giải pháp và cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp:

Về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh, phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, nông dân, chủ trang trại.

Trong thời gian tới với quan điểm phát triển kinh tế tập thể phải đảm bảo yếu tố đổi mới, thực chất, không chạy theo thành tích, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tham mưu cho tỉnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể, triển khai các chính sách có liên quan đến lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX đã ban hành. Trong đó giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho tỉnh xây dựng chương trình hành động thực hiện Kết luận số 70-KL/TW, ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5, khóa IX về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể, HTX của tỉnh giai đoạn 2021-2030; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác triển khai thi hành Luật HTX năm 2012; xây dựng Kế hoạch phát triển HTX kiểu mới để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có liên quan đến lĩnh vực kinh tế tập thể đắc biệt là các HTX, trang trại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

2. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 452 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (trong đó có 33 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao) với 3.194 thành viên; có 1.250 THT hoạt động, với 8.613 thành viên; có 26 trang trại nông nghiệp đây là những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Trong thời gian tới với những cơ chế chính sách đã có, Tỉnh tập trung chỉ đạo ngành Nông nghiệp thực hiện Nghị quyết 17 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025. Đây là khâu đột phá cho sự phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

3. Cơ chế để hỗ trợ các sản phẩm đạt chuẩn, sản phẩm OCOP:

Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-Tg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Về cơ chế hỗ trợ của Chương trình: Thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định của pháp luật liên quan và kế hoạch thực hiện chương trình năm 2023 cụ thể: Những sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt từ 3 sao trở lên được nhận kinh phí giải thưởng theo định mức quy định tại khoản 4, Điều 4, Thông tư 126/2018/TT-BTC, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài chính, Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng Kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; được quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP tại các Hội chợ do tỉnh, trung ương và các tỉnh khác tổ chức.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 16. Thời gian qua tỉnh đã thành lập các Tổ Công nghệ số cộng đồng với thành phần tham gia là các đồng chí Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, bản, chi hội phụ nữ và lực lượng đoàn viên, thanh niên đang sinh sống và làm việc tại địa phương. Tuy nhiên nguồn nhân lực của các Tổ công nghệ số cộng đồng còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng hướng dẫn người dân tham gia thực hiện chuyển đổi số như: sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, dùng các ứng dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp,… các Tổ Công nghệ số cộng đồng cũng còn gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động, phát huy hết hiệu quả.

Vậy trong thời gian tới tỉnh ta có giải pháp gì để rà soát, kiện toàn, hỗ trợ, khuyến khích các Tổ Công nghệ số cộng đồng; đặc biệt là các thành phần tham gia phát huy hiệu quả tốt nhất trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Toàn tỉnh hiện nay có 2.071/2.071 thôn đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng với 12.131 thành viên tham gia, đây là lực lượng gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông trả lời (tại Công văn số 267/STTTT-CNHT ngày 20/3/2023):

Sau một thời gian hoạt động, Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ đưa nền tảng số, công nghệ số đến từng gia đình, từng người dân nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng đạt được một số kết quả bước đầu như:

(1) Tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số (tháng 10/2022) với 144.573 người dân tham gia thi.

(2) Tuyên truyền vận động tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tại các chợ Trung tâm các xã, thị trấn tích cực đăng ký tài khoản điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử. Đến nay, toàn tỉnh có 306.357 người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử (ước đạt tỷ lệ 55%), 90,13% doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký nộp thuế điện tử.

(3) Tổ công nghệ số cộng đồng đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật Bưu điện, Bưu chính Viettel tổ chức tuyên truyền, vận đồng hướng dẫn, hỗ trợ và tạo trên 30.495 tài khoản trên sàn thương mại điện tử.

(4) Vận động và hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp đăng tải sản phẩm OCOP, quảng bá thương hiệu trên các sàn thương mại điện tử.

(5) Là lực lượng nòng cốt hỗ trợ chính quyền xã, phường, thị trấn triển khai thí điểm mô hình chợ 4.0 trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng còn một số khó khăn, hạn chế, cụ thể như: (1) Chưa thực sự phát huy được vai trò của đoàn viên thanh niên đối với hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng; (2) Chưa có cơ chế, chính sách để duy trì, vận hành và khích lệ Tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả; (3) Hoạt động Tổ công nghệ số chưa tương xứng với nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ở cơ sở; (4) Một số chính quyền cấp huyện, xã chưa thực sự quan tâm đến hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng.

Để hỗ trợ, khuyến khích Tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả, thiết thực, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung một số nội dung sau:

1. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng (Tháng 8/2022, tỉnh tổ chức 01 đợt tập huấn trực tuyến với gần 7.018 lượt người tham gia. Dự kiến, Ban điều hành chuyển đổi số tổ chức tập huấn trong tháng 3/2023, theo hình thức trực tuyến 03 cấp).

2. Rà soát bổ sung thành viên là đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng. Đồng thời chính quyền cơ sở bám sát nội dung vào văn bản 688/UBND-KTTH ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh để thực hiện giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho Tổ công nghệ số cộng đồng.

3. Huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp để xây dựng chính sách hỗ trợ Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc phát triển các nền tảng số, nhân rộng và chia sẻ cách làm hay, điển hình, tiêu biểu về chuyển đổi số.

4. Chính quyền cấp xã tổ chức và đồng hành của Tổ công nghệ số cộng đồng để tổ chức hướng dẫn cho người dân tạo lập tài khoản thanh toán điện tử, định danh điện tử, cài đặt, sử dụng các nền tảng số y tế, giáo dục, mạng xã hội.

5. Tập trung tuyên truyền các tiện ích của đề án 06 về cơ sở dữ liệu dân cư, tuyên truyền nội dung triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, đây là các chương trình lớn, thúc đẩy chuyển đổi số từ cơ sở.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Câu 17Được biết đoàn viên, thanh niên được xác định là lực lượng tiên phong, đi đầu trong thực hiện Chương trình Chuyển đổi số. Tuy nhiên, hiện nay một số đoàn viên, thanh niên chưa nhận thức rõ được vị trí, vai trò của mình trong thực hiện Chương trình Chuyển đổi số để từ đó có thể phát huy được hết khả năng, năng lực của bản thân. Xin các đồng chí lãnh đạo có thể nói rõ vai trò của đoàn viên, thanh niên trong Chuyển đổi số và có thể chia sẻ các kỹ năng giúp đoàn viên, thanh niên thực hiện chuyển đổi số thành công; các cơ hội cho đoàn viên, thanh niên sau quá trình chuyển đổi số.

Sở Thông tin và Truyền thông trả lời (tại Công văn số 267/STTTT-CNHT ngày 20/3/2023):

Toàn tỉnh hiện nay có 2.071/2.071 thôn đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng với 12.131 thành viên tham gia, đây là lực lượng gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Sau một thời gian hoạt động, Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ đưa nền tảng số, công nghệ số đến từng gia đình, từng người dân nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng đạt được một số kết quả bước đầu như:

(1) Tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số (tháng 10/2022) với 144.573 người dân tham gia thi.

(2) Tuyên truyền vận động tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tại các chợ Trung tâm các xã, thị trấn tích cực đăng ký tài khoản điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử. Đến nay, toàn tỉnh có 306.357 người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử (ước đạt tỷ lệ 55%), 90,13% doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký nộp thuế điện tử.

(3) Tổ công nghệ số cộng đồng đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật Bưu điện, Bưu chính Viettel tổ chức tuyên truyền, vận đồng hướng dẫn, hỗ trợ và tạo trên 30.495 tài khoản trên sàn thương mại điện tử.

(4) Vận động và hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp đăng tải sản phẩm OCOP, quảng bá thương hiệu trên các sàn thương mại điện tử.

(5) Là lực lượng nòng cốt hỗ trợ chính quyền xã, phường, thị trấn triển khai thí điểm mô hình chợ 4.0 trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng còn một số khó khăn, hạn chế, cụ thể như: (1) Chưa thực sự phát huy được vai trò của đoàn viên thanh niên đối với hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng; (2) Chưa có cơ chế, chính sách để duy trì, vận hành và khích lệ Tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả; (3) Hoạt động Tổ công nghệ số chưa tương xứng với nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ở cơ sở; (4) Một số chính quyền cấp huyện, xã chưa thực sự quan tâm đến hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng

Để hỗ trợ, khuyến khích Tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả, thiết thực, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung một số nội dung sau:

1. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng (Tháng 8/2022, tỉnh tổ chức 01 đợt tập huấn trực tuyến với gần 7.018 lượt người tham gia. Dự kiến, Ban điều hành chuyển đổi số tổ chức tập huấn trong tháng 3/2023, theo hình thức trực tuyến 03 cấp).

2. Rà soát bổ sung thành viên là đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng. Đồng thời chính quyền cơ sở bám sát nội dung vào văn bản 688/UBND-KTTH ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh để thực hiện giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho Tổ công nghệ số cộng đồng.

3. Huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp để xây dựng chính sách hỗ trợ Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc phát triển các nền tảng số, nhân rộng và chia sẻ cách làm hay, điển hình, tiêu biểu về chuyển đổi số.

4. Chính quyền cấp xã tổ chức và đồng hành của Tổ công nghệ số cộng đồng để tổ chức hướng dẫn cho người dân tạo lập tài khoản thanh toán điện tử, định danh điện tử, cài đặt, sử dụng các nền tảng số y tế, giáo dục, mạng xã hội.

5. Tập trung tuyên truyền các tiện ích của đề án 06 về cơ sở dữ liệu dân cư, tuyên truyền nội dung triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, đây là các chương trình lớn, thúc đẩy chuyển đổi số từ cơ sở.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 18. Trong tiến trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì hệ thống dữ liệu, thông tin trên môi trường mạng được coi là mắt xích kết nối toàn bộ bộ máy vận hành của tất cả ngành, lĩnh vực. Chính vì vậy, vấn đề an toàn, an ninh mạng trở nên ngày càng phức tạp; nguy cơ, rủi ro tăng cao do xu thế kết nối số và sự phổ cập của thiết bị công nghệ số. Vậy để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin thì tỉnh ta sẽ có những giải pháp như thế nào?

Tỉnh đoàn trả lời (tại Công văn số 269/CV-TĐTN-BTG ngày 17/3/2023):

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng 4.0. Chuyển đổi số hiện nay đã được ứng dụng vào mọi hoạt động của tổ chức, nhân dân, doanh nghiệp và đóng vai trò thay đổi phương thức điều hành, văn hóa tổ chức, tư duy kinh doanh ...

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trên cơ sở đó Tỉnh uỷ Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030  và xác định lấy chuyển đổi số là cơ hội để bứt phá, vươn lên, là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Về vị trí, vai trò của đoàn viên thanh niên trong thực hiện Chương trình Chuyển đổi số: Hiện nay, tỉnh Hà Giang có gần 221.000 đoàn viên thanh niên, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn nhân lực trẻ, có năng lực, trình độ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của tỉnh. Theo đó, đoàn viên thanh niên được xác định là lực lượng nòng cốt, tiên phong đi đầu trong chuyển đổi số; đoàn viên, thanh niên hiện nay là thế hệ được học tập bài bản, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, sẽ là những người tiếp thu, vận hành, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

 Năm 2023 là năm được Trung ương Đoàn lựa chọn chủ đề công tác là: Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn. Chính vì thế, đoàn viên, thanh niên là những người đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động Chuyển đổi số đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay.

Kỹ năng giúp đoàn viên, thanh niên thực hiện chuyển đổi số thành công:

- Các bạn đoàn viên, thanh niên phải luôn không ngừng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số. Tham gia và tổ chức các hội thảo, hội nghị cho cán bộ, đoàn viên thanh niên tại địa phương, đơn vị để từ đó nâng cao kiến thức, năng lực Chuyển đổi số. Đoàn viên thanh niên chúng ta phải nắm được những kiến thức cơ bản về Chuyển đổi số, các giải pháp chuyển đổi số hiện đang được địa phương, đơn vị áp dụng, và các giải pháp có thể áp dụng cho tổ chức, địa phương, đơn vị mình.

- Tổ chức Đoàn, Hội, cán bộ Đoàn, Hội và đoàn viên, thanh niên phải chủ động tham mưu, góp ý cho lãnh đạo tổ chức, địa phương, đơn vị đưa ra các giải pháp giúp thúc đẩy công tác Chuyển đổi số. Xây dựng kế hoạch triển khai các phương án khả thi trong thời gian sớm nhất. Áp dụng kiến thức, chuyên môn chuyển đổi số nâng cao hiệu quả trong học tập, lao động.

- Đoàn viên, thanh niên cần vận dụng vốn kiến thức và năng lực bản thân, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tiên phong để phát triển các giải pháp, ý tưởng nâng cao hiệu quả Chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị.

- Đoàn viên, thanh niên cần chủ động xung phong tham gia các Tổ thanh niên hỗ trợ chuyển đổi số, Tổ công nghệ số cộng đồng, các nhóm thanh niên chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị để luôn nắm bắt được nhanh nhất tình hình chuyển đổi số; cũng như luôn thể hiện được vai trò, tính xung kích, sức trẻ và năng lượng đổi mới trong mọi nhiệm vụ được giao, nhanh chóng và kịp thời trong công tác thực thi Chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị.

- Các bạn đoàn viên, thanh niên tích cực trong mọi phong trào, chương trình chuyển đổi số do tổ chức Đoàn, Hội các cấp, của địa phương, đơn vị phát động. Truyền thông, lan tỏa, hướng dẫn người dân, các bạn đoàn viên, thanh niên sử dụng dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt; …cài đặt APP Thanh niên Việt Nam, Phần mềm Quản lý đoàn viên… đã và đang đem lại giá trị vô cùng thiết thực, góp phần đẩy nhanh công tác Chuyển đổi số.

- Đoàn viên, thanh niên phải nỗ lực nhiều hơn, ngoài việc phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng cần phải mở rộng tầm hiểu biết về tình hình thế giới để có tư duy, hành động phù hợp hơn, góp phần đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả Chuyển đổi số tại địa phương, đơn vị.

Cơ hội cho đoàn viên, thanh niên sau quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, cơ hội cho người dân, doanh nghiệp nói chung và cho các bạn ĐVTN nói riêng.

- Chuyển đổi số giúp các bạn đoàn viên, thanh niên và nhân dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

- Các ban đoàn viên, thanh niên sẽ có cơ hội rất lớn để tham gia khởi nghiệp, lập nghiệp, được làm việc trong môi trường số; tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp trong các lĩnh vực của chuyển đổi số. Có cơ hội kết nối, giới thiệu các sản phẩm do thanh niên khởi nghiệp, các sản phẩm của địa phương, sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch rộng rãi trên môi trường số.

- Đoàn viên, thanh niên được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số; tiếp cận, chia sẻ thông tin dành riêng cho đoàn viên, thanh niên.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 19. Hiện nay, với sự bùng nổ, thay đổi chóng mặt của công nghệ và các thiết bị điện tử đã tác động đến hành vi, suy nghĩ, thói quen của người trẻ; đa phần giới trẻ thường xuyên dành phần lớn thời gian cho mạng xã hội, giải trí trên điện thoại thông minh, máy tính, không mấy quan tâm đến các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc (hát then, đàn tính; múa khèn Mông; các đạo cụ, nhạc cụ dân tộc; các điệu múa, làn điệu dân ca,….); từ đó dẫn đến một số loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc dần bị mai một và ít nhận được sự quan tâm của giới trẻ. Vậy UBND tỉnh và các ngành chức năng có giải pháp gì có thể ứng dụng công nghệ số trong việc bảo tồn  và phát huy các loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắc này.

Sở Thông tin và Truyền thông trả lời (tại Công văn số 267/STTTT-CNHT ngày 20/3/2023):

Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi địa phương, tổ chức và cá nhân. Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung huy động các nguồn lực tổ chức triển khai chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Đi cùng với đó là những khó khăn và thách thức về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Để chuyển đổi số bền vững, an toàn, an ninh thông tin thì Hà Giang đã và đang triển khai quyết liệt những giải pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức về an toàn và an ninh thông tin. Nhận thức rõ, an toàn, an ninh thông tin là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, pháp luật, khoa học kỹ thuật, tuyên truyền, giáo dục…. Bồi dưỡng kiến thức về an toàn, an ninh thông tin để nâng cao ý thức, bản lĩnh chính trị của Đảng viên, CBCCVC, khả năng nhận biết của người dân để có thể tự miễn dịch trước thông tin giả, thông tin xấu, độc hại.

2. Trong hệ thống chính trị, chú trọng triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với các nền tảng số, cơ sở dữ liệu quan trọng; ưu tiên sử dụng sản phẩm an toàn, an ninh mạng sản xuất trong nước. Kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm và gỡ bỏ thông tin vi phạm trên các nền tảng số, mạng xã hội.

3. Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh. Phát triển các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, tài khoản trên môi trường mạng uy tín, dễ tương tác để tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận và phản bác hiệu quả các thông tin tiêu cực theo phương châm "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu".

4. Phát triển nguồn nhân lực về an toàn thông tin trong mỗi cơ quan, tổ chức. Thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao nhân thức, trình độ kỹ năng về an toàn thông tin cho đội ngũ chuyên trách chuyển đổi số, Tổ công nghệ số cộng đồng. Cung cấp bài giảng trực tuyến để phổ cập kỹ năng an toàn thông tin, giúp người dân có thể tự nhận biết các hiểm họa và rủi ro an toàn thông tin trong công việc thường ngày và cuộc sống số.

5. Hàng năm, tổ chức diễn tập thực chiến về an toàn thông tin; tổ chức kiểm tra, giám sát an toàn cho các hệ thống thông tin, đồng thời tổ chức đánh giá, công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ ATTT tiêu biểu để tổ chức, cá nhân biết và sử dụng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 20. Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển Kinh tế tập thể, Hợp tác xã nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các Hợp tác xã, giúp các Hợp tác xã ổn định hoạt động. Tuy nhiên đối với các Hợp tác xã mới thành lập hiện nay do thanh niên làm chủ vẫn còn gặp phải một số những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; việc khai thác thông tin, tiếp cận thị trường, hay với các phần mềm, tiện ích như: Phần mềm kế toán, quản lý sản xuất, phần mềm quản lý bán hàng… còn chưa được sử dụng nhiều; năng lực tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số. Vậy để hỗ trợ cho các Hợp tác xã mới thành lập, đặc biệt là các Hợp tác xã của thanh niên duy trì và hoạt động hiệu quả trong thời gian tới, UBND tỉnh và các ngành chức năng có những giải pháp, chính sách cụ thể như thế nào?

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch trả lời (tại Công văn số 339/SVHTTDL-QLDL ngày 21/3/2023):

1. Thực trạng bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân tộc ở Hà Giang hiện nay

Hà Giang là tỉnh cực bắc của Tổ quốc với 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Cộng đồng các dân tộc nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và nó đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Văn hóa giữ vị trí quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; góp phần nâng cao trình độ dân trí, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, lòng tin của đồng bào trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng; củng cố tình đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng; nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần, xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để xây dựng một xã hội phát triển toàn diện, bền vững trong giai đoạn hiện nay và lâu dài. Để thực hiện nhiệm vụ trên, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, thực hiện, trong đó có các nghị quyết chuyên đề về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; xóa bỏ các hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh; đề án về bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030; đề án bảo tồn văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ các làng văn hóa du lịch cộng đồng… Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa được tỉnh đặc biệt quan tâm. Đã tiến hành kiểm kê nhận diện 131 di sản văn hóa vật thể, 446 di sản văn hóa phi vật thể làm cơ sở xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đến nay, toàn tỉnh có 3 bảo vật quốc gia, 61 di sản văn hóa vật thể, 27 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận và xếp hạng di sản quốc gia và cấp tỉnh. Văn hóa truyền thống ở Hà Giang được nhiều người biết đến thông qua các hoạt động biểu diễn phục vụ du khách trong và ngoài nước tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Song do nhiều lý do khác nhau những tài liệu chưa được tập trung để khai thác và bảo quản nhằm mục đích phục vụ lâu dài cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội của Hà Giang.  Các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc (hát then, đàn tính; múa khèn Mông; các đạo cụ, nhạc cụ dân tộc; các điệu múa, làn điệu dân ca,….); từ đó dẫn đến một số loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc dần bị mai một và ít nhận được sự quan tâm của giới trẻ.

2. Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số  trong bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân tộc ở Hà Giang

- Tập trung sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê hàng năm để lập danh mục văn hoá nghệ thuật dân tộc trên toàn tỉnh.

- Hình thành được các CLB, đội văn nghệ dân gian/01 xã vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn hoá nghệ thuật dân gian; Đồng thời, thường xuyên tiến hành tổ chức các cuộc thi, cuộc phát động sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm vi khu vực hoặc toàn tỉnh; đồng thời tổ chức các hội thảo khoa học về công tác sưu tầm văn hoá nghệ thuật dân tộc của các dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh.

- Đề ra nhiệm vụ xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách cho các tác giả, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc của các dân tộc thiểu số.

-  Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hội về văn hoá nghệ thuật dân tộc, khoa học và công nghệ, thư viện, bảo tàng tham gia các hoạt động sưu tầm, thống kê, phân loại, dịch thuật, bảo tồn và phát huy giá trị hoá nghệ thuật dân tộc của các dân tộc thiểu số, cũng như khuyến khích việc xã hội hóa trong hoạt động này.

-  Duy trì các lớp truyền dạy văn hoá nghệ thuật dân tộc cho thanh, thiếu niên vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu, đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số những chương trình văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp…   

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 21. Để chuyển đổi số đi vào hoạt động thực chất, Tỉnh đã có giải pháp gì trong việc đào tạo nguồn lao động phục vụ chuyển đổi số?

Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời (tại Công văn số 528/SKHĐT-XTĐT ngày 16/3/2023):

Thực hiện Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh quy định rõ về trách nhiệm, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Đồng thời ban hành Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 25/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;

Trong thời gian tới, để tiếp hỗ trợ các HTX mới thành lập, đặc biệt là các HTX của thanh niên duy trì và hoạt động hiệu quả, UBND tỉnh tâp trung chỉ đạo sát sao thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ chuyển đổi số trong hợp tác xã 2021-2025 và rà soát, tổng hợp sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển KTTT phù hợp điều kiện kinh tế của tỉnh, sắp xếp các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; củng cố các hợp tác xã hiện có; phát triển hợp tác xã mới tăng về số lượng và chất lượng.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 22. Hiện nay, tỉnh ta đang rất quan tâm đến việc khởi nghiệp, lập nghiệp của đoàn viên, thanh niên. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có nhiều không gian, diễn đàn để đoàn viên, thanh niên chuẩn bị khởi nghiệp, lập nghiệp; đã và đang khởi nghiệp, lập nghiệp được trao đổi kỹ năng, kiến thức, phương pháp khởi nghiệp, lập nghiệp thành công; được giao lưu, học tập, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo. Vậy trong thời gian tới, đề xuất với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành chức năng sẽ quan tâm, bố trí một không gian để các bạn đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp sẽ được tuyên truyền, trao đổi, định hướng, về các kỹ năng khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời (tại Công văn số 269/SLĐTBXH-CSLĐVL ngày 17/3/2023):

Hằng năm trong Kế hoạch giáo dục nghề nghiệp, tỉnh đã chỉ đạo triển khai các nội dung về đào tạo nguồn lao động phục vụ chuyển đổi số: Các đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tới toàn thể cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên. Triển khai tập huấn đối với cán bộ quản lý, giáo viên về công nghệ thông tin trong dạy học, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào từng chương trình học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng chương trình đào tạo được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số, trong đó chương trình đào tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

Tiếp tục tuyên truyền đề người học đăng ký tuyển sinh trực tuyến trên trang thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp tại địa chỉ: http://tuyensinh.gdnn.gov.vn/web/tuyen-sinh/dang-ky; trên các thiết bị di động (Qua phần mềm "Chọn nghề").

Hiện tại, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện báo cáo tuyển sinh, tốt nghiệp trên phần mềm báo cáo tuyển sinh, tốt nghiệp. Các thông tin về văn bằng, chứng chỉ; thông tin tuyển sinh được cập nhật thường xuyên theo quy định. Trong thời gian tới các cơ sở tiếp tục thực hiện số hoá các hồ sơ, sổ sách, giáo án và trong công tác quản lý đào tạo, góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 23. Hiện nay Tỉnh đã tạo nhiều cơ hội cho tìm kiếm việc làm đối với đoàn viên, thanh niên (như xuất khẩu lao động - đi lao động tại các khu công nghiệp của các tỉnh bạn). Tuy nhiên, việc đi xa làm ăn có những thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định và gắn với hiệu quả thu nhập và độ tuổi lao động sau này. Vấn đề hiện nay mối quan tâm lớn nhất của đoàn viên, thanh niên đó là việc làm, nhất là việc làm tại chỗ để vừa có thu nhập, vừa phát triển kinh tế và đóng góp xây dựng quê hương. Vậy trong thời gian tới Tỉnh đã và đang có những giải pháp gì để tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên để vừa xây dựng kinh tế gia đình vừa đóng góp phát triển kinh tế xã hội ngay tại địa phương

Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời (tại Công văn số 528/SKHĐT-XTĐT ngày 16/3/2023):

 Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh, Chương trình Xúc tiến đầu tư hàng năm nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng của Nghị quyết và thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và xã hội số, trong đó đảm bảo thu hút tổng vốn đăng ký đầu tư thực hiện dự án khoảng 25.000 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình khoảng 6,5%/năm), tập trung thu hút từ 10-15 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 500 tỷ/1 dự án trở lên; tổng vốn giải ngân thực hiện đạt trên 60% tổng vốn đăng ký; Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm khoảng 5% tổng vốn đăng ký đầu tư với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên, các lĩnh vực địa phương có lợi thế so sánh, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp đặc trưng hàng hóa nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính,  các doanh nghiệp trong tỉnh liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh, doanh nghiệp FDI  từ đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 24. Hiện nay trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) , dẫn đến ĐVTN đi lao động, làm ăn xa ngoài tỉnh. Vậy trong thời gian tới tỉnh ta có những chính sách nào để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư tại tỉnh, từ đó có thể giải quyết việc làm ổn định cho ĐVTN trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời (tại Công văn số 528/SKHĐT-XTĐT ngày 16/3/2023):

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh, Chương trình Xúc tiến đầu tư hàng năm nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng của Nghị quyết và thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và xã hội số, trong đó đảm bảo thu hút tổng vốn đăng ký đầu tư thực hiện dự án khoảng 25.000 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình khoảng 6,5%/năm), tập trung thu hút từ 10-15 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 500 tỷ/1 dự án trở lên; tổng vốn giải ngân thực hiện đạt trên 60% tổng vốn đăng ký; Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm khoảng 5% tổng vốn đăng ký đầu tư với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên, các lĩnh vực địa phương có lợi thế so sánh, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp đặc trưng hàng hóa nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính,  các doanh nghiệp trong tỉnh liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh, doanh nghiệp FDI  từ đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên./.

 

Thông tin mới nhất
VIDEO
  • TRAILER ĐẠI HỘI CHÁU NGOAN BÁC HỒ 2024
  • Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức
  • Phim tài liệu: Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai - Dấu ấn một nhiệm kì
  • Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Phát huy truyền thống, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0