image banner
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 2/2019
Lượt xem: 1982

MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN

 

I. THƯ CHÚC TẾT CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc tết Xuân Kỷ Hợi 2019

"Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,

Một mùa xuân mới tràn đầy niềm vui, niềm tin và hy vọng lại đang về trên đất nước thân yêu của chúng ta!

Vào thời khắc thiêng liêng hết sức có ý nghĩa này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và cộng đồng người Việt Nam ta ở nước ngoài những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tôi cũng xin gửi tới bạn bè năm châu, nhân dân các nước trên thế giới lời chúc hoà bình, hữu nghị, phồn vinh và hạnh phúc.

Nhìn lại năm Mậu Tuất - 2018 vừa qua, chúng ta vui mừng nhận thấy, với sự đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đất nước ta đã vượt qua không ít khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Không phải ngẫu nhiên mà một không khí phấn khởi, tin tưởng ngày càng lan toả sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tác động tích cực mạnh mẽ trên khắp cả nước và được nhiều bạn bè quốc tế ghi nhận.

Bước vào năm Kỷ Hợi - 2019, một năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và hướng tới Đại hội XIII của Đảng, với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từng bước xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Chúc mỗi gia đình, mỗi người dân Việt Nam một năm mới nhiều sức khoẻ, niềm vui, hạnh phúc và thành công.

Mừng Xuân mới, thắng lợi mới, học theo thơ Bác Hồ tôi cũng xin nôm na có mấy vần:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng lợi tin vui khắp nước nhà

Cả nước hân hoan mừng Xuân mới

Khải hoàn ta viết tiếp bài ca.

Chào thân ái!"

II. THEO DÒNG LỊCH SỬ

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG (tiếp theo)

II- HÀ GIANG DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA PHONG KIẾN, THỰC DÂN

Là một tỉnh miền núi biên giới, từ xưa nhân dân các dân tộc Hà Giang chẳng những đã phải liên tục đấu tranh để vượt qua những khó khăn trở ngại của thiên nhiên và chống sự áp bức, bóc lột của thổ ty phong kiến địa phương, mà còn phải đối phó với thổ phỉ từ bên ngoài tràn vào biên giới để cướp của, giết người.

Từ khi chiếm đóng Hà Giang (1887), thực dân Pháp nắm lấy bọn phong kiến, thổ ty để lập bộ máy thống trị từ tỉnh xuống các châu, tổng, xã. Chúng thi hành chế độ Quân sự quản chế, lập ra Đạo quan binh thứ ba, kiểm soát mọi công việc hành chính địa phương. Đứng đầu Đạo quan binh thứ ba và nắm toàn quyền các châu là một viên quan năm (trung tá) kiêm công sứ. Ngoài ra, bọn Pháp còn cử một viên đại úy làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ công việc của tri, châu và bang tá.

Thực hiện chính sách “Chia để trị thực dân Pháp ra sức duy trì hệ thống các dòng họ thổ ty trong địa phương, đồng thời dùng mọi thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ, gây hằn thù giữa các dòng tộc. Chúng phân biệt từng vùng, từng dân tộc để tổ chức bộ máy hành chính, trực tiếp cai trị. Người Tày có chánh, phó tổng, lý trưởng, phó lý, tổng xã đoàn và hội đồng ký mục. Người Mông được chia ra thành giáp do bọn tổng giáp, mã phài nắm, dưới sự kiểm soát của bang tá người Mông. Người Dao được chia thành động, do quản Chiểu đứng đầu. Người Việt được chia thành từng phường, người Hoa lập thành bang, đứng đầu có phường trưởng, bang trưởng... Thực dân Pháp đã nhen lên và khoét sâu sự xích mích, nghi kỵ, thù hằn lẫn nhau giữa dân tộc này với dân tộc kia, dòng họ này với dòng họ kia, đặc biệt là giữa một số dân tộc và dòng họ vùng cao Đồng Văn, Quản Bạ. Một vài dân tộc ít người như Lô Lô, Pu Péo bị đẩy tới nguy cơ diệt vong. Người Lô Lô là một trong những dân tộc đặt chân sớm nhất đến vùng cao Đồng Văn, lúc đầu có hàng nghìn người, nhưng đến năm 1939-1940, chỉ còn hơn 300 nhân khẩu. Chính bọn thống trị cũng phải thừa nhận “Dân số không tăng, mà trái lại đang giảm dần”, “Họ đang bị tiêu diệt”, hoặc “Còn rất ít”. Chính sách cai trị thâm độc của thực dân Pháp làm tổn thương nghiêm trọng truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em và để lại những hậu quả nặng nề trong vấn đề dân tộc và xã hội Hà Giang.

Để độc chiếm quyền lợi, đất đai và nhất là để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân địa phương chống lại chúng, thực dân Pháp tăng cường tổ chức lực lượng quân sự. Một lực lượng lớn lính khố xanh, khố đỏ được rải trên một chục đồn bốt từ tỉnh lỵ đến những vùng biên giới nơi hẻo lánh, mỗi nơi có từ 2 đến 3 trung đội đượ trang bị vũ khí đầy đủ. Ở những nơi đồn lẻ và xa như: Bắc Mê, Đường Thượng, Yên Bình... chúng đặt bang tá kiểm soát trong khu vực. Đồng thời, chúng tổ chức và trang bị vũ khí cho lính dõng do tổng, xã, đoàn nắm. Có nơi lính dõng đóng thành đồn như Lũng Làn.

Từ năm 1933, Hà Giang đã có trên 1.300 lính dõng (riêng châu Vị Xuyên có tới 475 tên). Bước vào đại chiến thế giới thứ hai, số lính dõng còn tăng thêm. Các lực lượng khố đỏ, khố xanh, lính dõng, trung đội đặc biệt của Tiểu đoàn Lê dương số 5 và chi nhánh Hậu cần quân giới hợp thành Đạo quan binh thứ ba.

Mạng lưới của cảnh sát, mật thám, nhà tù giăng khắp nơi. Mỗi đại lý (tức mỗi châu) có một trại giam. Ngoài nhà tù lớn ở tỉnh, thực dân Pháp còn xây dựng "Căng" Bắc Mê nhằm áp đảo tinh thần cách mạng của đồng bào ta. Tổ chức tòa án từ tỉnh xuống các châu, cho đến các đồn lẻ đều do các chỉ huy quân sự nắm. Các viên đại úy phụ trách châu đồng thời kiêm luôn cảnh sát khu vực.

Song song với những thủ đoạn chính trị và đàn áp bằng quân sự, thực dân Pháp, địa chủ, thổ ty còn ra sức vơ vét, bóc lột kinh tế, chủ yếu là khai thác, cướp đoạt các sản phẩm nông, lâm nghiệp, nguồn tài nguyên quý giá của địa phương như các loại gỗ quý, song, mây... Các thổ sản, đặc sản bị chúng thâu tóm. Pháp còn bóc lột sức người, bắt Hàng nghìn phu phen đi làm đường, xây đồn đắp lũy, tại các nơi hiểm trở suốt từ Bắc Quang lên đến tỉnh ly, tới các vùng Quản Bạ, Cán Tỷ, Yên Minh, Đồng Văn, Thượng Phùng, Hoàng Su Phì, Xín Mần... nơi nào cũng mọc lên thành quách, đồn bốt. Đồng bào ta bị cưỡng bức phải đi lao động trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt, nhiều người đã chết vì tai nạn, sốt rét, bệnh tật. Chúng bóc lột đồng bào ta bằng các thứ thuế hết sức nặng nề và tàn nhẫn. Ngoài các loại thuế áp dụng chung cho toàn Đông Dương như thuế đinh, thuế điền, thuế địa... mà người dân địa phương phải chịu, chúng còn đặt thêm các thứ thuế có tính chất từng vùng như thuế ngựa thồ (đối vđi người có ngựa), thuế gia ốc (thuế bếp lửa, đánh vàorihỗi gia đình), thuế nuôi quân (nộp bằng hiện vật để nuôi binh lính ở các đồn bốt tại địa phương), thuế thuốc phiện... làm cho đời sống của nhân dân đã đói khổ lại càng thêm đói khổ bần cùng. Ngoài ra, nông dân còn phải nộp lương thực, thực phẩm cho quan lại, cường háo mỗi khi quan đi "kinh lý" qua lại địa phương.

Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), thực dân Pháp và bọn tay sai càng gia tăng vơ vét, bóc lột sức người, sức của, cửá nhân dân các dân tộc Hà Giang. Hàng trăm thanh niên các đân tộc bị bắt đi làm bia đỡ đạn cho chủng. Nhiều gia đình không còn nam thanh niên, nhưng vì chúng chiểu theo diện tích đất của từng nhà mà phân bổ, nên phải gán ruộng đất để thuê người đi lính thay. Cuối cùng người và ruộng đều mất.

Nguồn sống chủ yếu của nhân dân các dân tộc là sản xuất nông nghiệp. Cả tỉnh có trên 26.000ha đất canh tác, riêng 380 địa chủ, phú nông đã chiếm trên 4.000ha, và hơn l.000 ha nữa bị bọn thực dân chiếm đoạt để lập đồn điền. Tại các đồn điền này, hằng năm chúng bắt một số nông dân địa phương và một số lớn nữa là nông dân bị phá sản ở các tỉnh miền xuôi đến sản xuất, cuối vụ thu hoạch nộp nông sản cho chúng. Ở đây, quanh năm nông dân làm lụng vất vả mà vẫn không đủ ăn, nhiều người sống không nổi đã chết hoặc phải trốn đi nơi khác.

Ở vùng thấp, nông dân, nhất là bần cố nông và trung nông thiếu ruộng phải cày thuê, cấy mướn, nộp tô cho địa chủ, phú nông. Mức tô bình quân cho các loại ruộng là: Với diện tích cấy hết 6kg thóc giống thì phải nộp trên dưới 200kg thóc sạch, ở một số nơi hẻo lánh của các huyện Bắc Quang, Yên Minh, Bắc Mê… trước cách mạng, địa chủ, thổ ty còn duy trì hình thức bóc lột nông dân bằng phát canh "ruộng quằng”[1]. Người cấy "ruộng quằng" chẳng những phải nộp tô cho chủ ruộng, mà đến các dịp cúng lễ, giỗ tết còn phải nộp lợn, gà, rượu, thịt, tiền bạc và hằng năm phải giành một số thời gian để lao động không công cho chúng.

Ở vùng cao từ đời xưa, những thổ ty có công với triều đình được hưởng quyền cha truyền con nối làm quan trên một vùng đất và có toàn quyền cai quản tính mạng và tài sản của dân trên vùng đất ấy. Đến thời Pháp thuộc, chúng lợi dụng thổ ty làm công cụ tay sai cho chúng. Cùng với thổ ty, bọn địa chủ ở -vùng này đã dùng uy quyền và thần quyền để chiếm đoạt đất đai, rừng núi, các nguồn của cải thiên nhiên và dùng luôn những thứ đó làm phương tiện để không chế, bóc lột dân chúng. Một mặt thực dân Pháp và bè lũ tay sai đã tự giành cho mình những đặc quyền, đặc lợi về khai thác, bóc lột kinh tế. Mặt khác chúng dùng những luận điệu duy tâm để tuyên truyền mê hoặc, đầu độc tinh thần, làm cho quần chúng mù quáng hạ mình xuống để chúng đè đầu cưỡi cổ. Trong số 21 xã vùng 'cao được khảo sát thì 14 xã có thổ ty, địa chủ chiếm đất đai, rừng núi, tài nguyên và bắt nông dấn nộp sản vật quý như: mật ong, tam thất, thuốc phiện... Ngoài việc bắt nộp tô, tức như ở các nơi khác, thổ ty và địa chủ vùng cao còn bóc lột nhân công, dùng sức lực của người nông dân để làm giàu. Hằng năm, đến vụ sản xuất, chúng bắt nhân dân trong vùng (nhất là bần cô" nông) phải làm không công cho chủng. Nhiều người chỉ suốt đời làm thuê, mướn cho thổ ty, địa chủ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Những người bị bắt đến làm lụng tại nhà thổ ty, địa chủ hằng năm cũng phải nộp cho chúng tiền bạc, sản phẩm ruộng đất, sản phẩm chăn nuôi.

(Còn tiếp)

III. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Trong những câu chuyện, những bài học mà Người để lại cho chúng ta không thể không kể đến cái tài ứng khẩu của Bác.  Là một lãnh tụ, nhưng khi hoà mình với nhân dân, không chỉ bằng những lời giáo huấn đơn điệu, mà là sự kết hợp hài hoà giữa tác phong quần chúng, những lời nói bình dị, dễ hiểu và khả nǎng gây cười , sự dí dỏm tự nhiên. Phản xạ, ứng đáp nhanh nhạy trước mọi tình huống ở Bác có nét đặc trưng riêng, đã trở thành thói quen phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận, thích ứng với mọi hoàn cảnh xung quanh. Để học tập và làm theo tấm gương của Bác từ những điều giản dị nhất, từ mọi khía cạnh của cuộc sống để trở nên hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn ta hãy cùng nhau ôn lại nhưng câu chuyện nhỏ về tài ứng khẩu của Bác.

Nǎm 1948, nhân ngày phong Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bác vui vẻ ra câu đối “Giáp phải giải Pháp”, các vị có mặt gặp thế bí vì câu vế đối nói lái này gói gọn ý Đại tướng Giáp phải giải giáp được thằng Pháp. Ông Tôn Quang Phiệt nhìn Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Vǎn Hiến đọc vế đối “Hiến tài, hái tiền” Bác khen vế đối hay, đạt cả ý lẫn lời, nên Bác tặng tác giả một quả cam.

Đồng chí Nguyễn Đǎng Bảy, thời kỳ kháng chiến là phóng viên nhiếp ảnh thông tin Trung ương, khi chụp được một số ảnh của Bác, anh em bàn đưa ra trưng bày triển lãm. Hôm đó, Bác tình cờ vào xem. Đồng chí đang hý hoáy trang trí, Bác hỏi: “Chú treo được bao nhiêu bức ảnh tất cả?”. Đồng chí Bảy trả lời Bác là được tất cả 20 tấm ạ, Bác nói: “Hơn chứ, chú đếm lại xem thử”. Đồng chí đếm đi tính lại cũng chỉ có 20. Lúc ấy, Bác cười, chỉ vào mình và nói: “Còn đây là chiếc thứ 21 chứ”.

Đầu nǎm 1950, Chính phủ nước “anh cả” mở tiệc chiêu đãi trọng thể Chủ tịch Nước láng giềng của ta. Hôm chiêu đãi có mời Bác đến dự. Khi chuyện trò Bác hỏi đồng chí Chủ tịch nước “anh cả”: “Các đồng chí đã ký hiệp ước với nhau, nhân dịp tôi ở đây chúng ta cùng ký một hiệp ước với nhau”. Chuyến đi của Bác lúc đó là đi bí mật, nên đồng chí Chủ tịch trả lời Bác là: “Người ta sẽ nói đồng chí ở đâu đột ngột đến thì không tiện”. Bác trả lời: “Cái đó dễ thôi, đồng chí cho một chiếc máy bay, đưa tôi bay một vòng trên trời, sau đó cho người ra đón, rồi quay phim chụp ảnh đưa tin là ổn”.

Nǎm 1967, Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lênin. Nếu Bác từ chối không nhận thì không thuận cho quan hệ ngoại giao. Bác vốn xưa nay chưa bao giờ nhận Huân chương, lần này Bác có cách từ chối khéo. Bác viết thư chỉ xin hoãn việc trao Huân chương, chờ khi nào giải phóng hoàn toàn Tổ quốc lúc đó Bác sẽ thay mặt nhân dân Việt Nam, nhận Huân chương cao quý đó – Hôm sau các báo ở Liên Xô đǎng trang trọng trên trang nhất quyết định tặng Huân chương của Bác. Qua đó, nhân dân Liên Xô càng yêu quý Bác hơn.

Một lần tại bữa tiệc do Hầu Chí Minh (người góp phần đưa Bác ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch) Chủ nhiệm Cục chính trị đệ tứ chiến khu chiêu đãi, hôm đó có Bác và Nguyễn Hải Thần cùng dự. Nguyễn Hải Thần rất tự phụ về vốn Hán học của mình và nhân dịp này đã ra một vế đối: “Hầu Chí Minh – Hồ Chí Minh, lương vị đồng chí, chí giai minh” (Hầu Chí Minh – Hồ Chí Minh, hai vị đồng chí, chí đều sáng). Khi mọi người còn đang nghĩ vế đáp, thì Bác ứng khẩu: “Nhĩ cách mệnh ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách (anh cách mạng tôi cách mạng, mọi người cách mạng, mạng phải cách). Chỗ khó và hay của vế đối là hai chữ “chí và minh” là tên của hai nhân vật chính trong bữa tiệc, cái tài tình của vế đáp của Bác là vừa kịp thời, hợp cảnh và chuẩn chỉnh cả ý lẫn từ nhưng nâng tầm nhận thức, tư tưởng cao hơn, mang tính cách mạng hơn. Hầu Chí Minh hết lời ca ngợi người đối đáp “đối tuyệt lắm, tuyệt lắm”. Nguyễn Hải Thần cung kính thốt lên: “Hồ Tiên sinh, tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục”.

Lần khác nhà báo nước ngoài xin phỏng vấn Bác, ông ta đặt câu hỏi: “Thưa Chủ tịch, trước hoạt động ở nước ngoài, vào tù ra khám, nay làm Chủ tịch nước. Chủ tịch thấy có thay đổi trong đời mình không?” Bác trả lời hóm hỉnh: Không, không có gì thay đổi cả, lúc bị tù ở Quảng Tây luôn luôn có hai lính gác giải đi, lúc trong tù mỗi ngày 5 phút được hai người lính bồng súng dẫn ra dạo chơi. Nay làm Chủ tịch nước đi đâu cũng có hai đồng chí mang súng lục đi theo, ông thấy có gì thay đổi không nào?”

Nǎm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam đến vùng biển Cam Ranh, Bác nhận được bức điện của Đô đốc Đác-giǎng-li-ơ xin gặp Bác trong cảng, mục đích của chúng là giễu võ dương oai để uy hiếp tinh thần Bác. Trong bộ quần áo giản dị Bác ngồi giữa một bên là Đô đốc hải quân Pháp, bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn đông với những bộ quân phục sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. Đác giǎng-li-ơ giọng mỉa mai bóng gió: “Thưa ông Chủ tịch, ông đã được đóng bộ khung rất đẹp của hải và lục quân đó”- Bác thản nhiên mỉm cười: “Đô đốc biết đó, giá trị là ở bức họa chứ không phải bộ khung. Chính bức hoạ đem lại giá trị cho bộ khung”. Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Bác, cả hai không dám nói xách mé nữa mà tỏ ra rất lịch lãm và kính phục.

Lần khác, Bác lên tàu đàm phán với Đô đốc Đác-giǎng-li-ơ ở Vịnh Hạ Long, khi gặp Bác chủ động ôm hôn Đô đốc, các đồng chí đi theo thắc mắc, Bác nói: “Đánh nhau thì đánh nhau, mình hôn nó một cái thì có mất gì”. Hôm sau báo chí đưa ảnh và bình luận…” Hồ Chủ tịch ôm hôn Đô đốc chính là ôm chặt để bóp chết”.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có một cán bộ cao cấp nước ngoài khi đứng trước hàng quân cứ nói thao thao bất tuyệt nào là chê ta cái này cái nọ, cứ yêu cầu làm theo họ thế này thế kia. Bác nghe, rất bực nhưng không nói gì. Đến giờ nghỉ, cùng ngồi uống nước Bác giới thiệu đồng chí Hoàng Đạo Thuý trước đây là hướng đạo sinh, nay là cán bộ phụ trách công tác thông tin của quân đội. Vị cán bộ nọ hết sức thắc mắc vì sao lại giao một nhiệm vụ quan trọng như thế cho một hướng đạo sinh, Bác bảo, “Nước chú khác, nước chúng tôi khác”, Ông ta chắc hiểu ý Bác.

Có lần Bác đến thǎm một địa phương, đồng chí Bí thư tỉnh ủy đứng lên thưa với Bác, có câu “Thưa Bác Hồ, vị cha già dân tộc”, Bác ngoảnh lại nói với mọi người “Bác chưa già đâu”. Buổi đó Bác được tặng ba bó hoa, Bác hỏi đồng chí Bí thư: “Theo chú thì Bác nên tặng hoa cho ai?”. Đồng chí trả lời Bác? “Thưa Bác, Bác tặng cho phụ nữ, thanh niên”. Bác cười và nói vui: “Phụ nữ, thanh niên không tặng Bác thì thôi”. Bác xuống sân tặng một cụ già cao tuổi nhất, một cháu thiếu nhi và cho bộ đội.

Bằng ngôn ngữ hóm hỉnh và giàu tính hình tượng của mình, Bác vừa tạo tiếng cười cho mọi người qua lối ứng khẩu vừa dạy bảo cách sử dụng từ ngữ cũng như sử dụng câu chữ cho chúng ta. Bác luôn tạo nên một không khí hoà đồng, một mối liên hệ gần gũi giữa người nói, người nghe, xoá đi những cách biệt, những suy nghĩ tự ty của người dân trước lãnh tụ và đưa lại không khí tự nhiên vốn có giữa con người với con người. Nó không dừng lại ở nghệ thuật ứng xử mà là phản xạ tự nhiên của lãnh tụ rất nhân dân. Dù là những câu chuyện nhỏ nhưng lại chứa đựng những bài học lớn, sâu sắc và đầy ý nghĩa để chúng ta noi theo và học tập./.

Nguồn: tennguoidepnhat.net

 



[1] Ruộng quằng: “Quằng” mang tính chất thế tập, cha truyền con nối qua nhiều đời, nắm phần lớn ruộng đất trong một bản hay một mường, có quyền giải quyết các công việc của bản mường.

Ban Tuyên giáo

Thông tin mới nhất
VIDEO
  • TRAILER ĐẠI HỘI CHÁU NGOAN BÁC HỒ 2024
  • Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức
  • Phim tài liệu: Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai - Dấu ấn một nhiệm kì
  • Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Phát huy truyền thống, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0