image banner
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 8/2019
Lượt xem: 3077

Text Box: 10I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

1. Những mẩu chuyện về Bác

TỪ ĐÔI DÉP ĐẾN CHIẾC XE ÔTÔ

Đôi dép của Bác "ra đời" vào năm 1947, được chế tạo từ một chiếc lốp ôtô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.

Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng:

-Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa ... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Chẳng những khi hành quân mà cả mùa đông, Bác đi thêm đôi tất cho ấm chân, tiếp khách trong nước, khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy ... Các đồng chí cảnh vệ cũng đã đôi ba lần "xin" Bác đổi dép nhưng Bác bảo "vẫn còn đi được".

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì anh em lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu Đêli. Bác tìm dép. Anh em thưa:

-Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi...Thưa Bác..

Bác ôn tồn nói:

-Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn. Nhân dân ta còn khó khăn. Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thêm đủ lắm mà vẫn lịch sự...

Thế là các ông "tham mưu con" phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi.. Trong suốt thời gian ở Ấn Độ, các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh lại rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm anh em cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ "đôi hài thần kỳ" ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép "thâm niên ấy", Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Cán bộ và chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác, Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

-Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi.

Nghe Bác nói, cả đám dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

-Thưa Bác, cháu, để cháu sửa...

-Thưa Bác, cháu, cháu có "rút dép" đây...

Nhao nhác, ầm ĩ như thế, nhưng đồng chí cảnh vệ chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh rồi; có "rút" cũng vô ích...

Bác cười nói:

-Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ!

Bác "lẹp xẹp" lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây một chân co lên tháo dép ra, "thách thức":

-Đây, cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác ...

Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, "vượt vây" chạy biến...

Bác phải giục:

-Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy di đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

-Tôi, để tôi sửa dép...

Mọi người giãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.

Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

-Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ...

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

-Các cháu nói đúng... nhưng chỉ có đúng một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì còn "thọ" lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên. Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo.

Đôi dép cá nhân đã vậy, còn "đôi dép" ôtô của Bác cũng thế!

Chiếc xe "Pa-bê-đa" sản xuất tại Liên Xô Bác vẫn đi đã cũ, Văn phòng xỉn "đổi" xe khác, "đời mới" hơn, tốt hơn, nhưng Bác không chịu:

-Xe của Bác hỏng rồi à?

Anh em thưa rằng chưa hỏng, nhưng muốn thay xe để Bác đi nhanh hơn, êm hơn. Bác nói:

-Ai thích nhanh, thích êm thì đổi...

Hôm sau đến giờ đi làm, không biết là xe hỏng thật hay "ai" xui mà Bắc đứng đợi bên xe mà xe cứ "ì" ra. Bác cười bảo đồng chí lái xe:

-Máy móc có trục trặc, chú cứ bình tĩnh sửa. Sửa xong Bác cháu ta đi cũng kịp...

Vài phút sau, xe nổ máy

Bác lại cười nói với đồng chí lái xe, cảnh vệ:

-Thế là xe vẫn còn tốt!

 Nguồn: Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia

 

2. Lời Bác dạy

“Các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và khoa học, kỹ thuật; phải gúp tài gúp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề mà cũng rất vẻ vang.”

 Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 14, trang 97.

“Tuyên truyền huấn luyện phải xuất phát từ chỗ nào? Xuất phát từ nhiệt tình cách mạng, tình thương yêu chân thành đồng bào các dân tộc, từ tinh thần hết lòng phục vụ đồng bào các dân tộc. Có như thế, mới tìm ra cái đúng cái hay mà làm.”

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 128.


II. TRUYỀN THỐNG

1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (tiếp theo)

II- XÂY DựNG Lực LƯỢNG, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG THỊ XÀ HÀ GIANG VÀ GIÀNH CHÍNH QUYÊN TRONG TOÀN TỈNH

Tháng Tám năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thức với sự toàn thắng của phe Đồng Minh. Tình hình ấy là điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. u trong nuuu, mmi.11 V au .bọn tay sai đang hoang mang cực độ, nhân dân ta dưđi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, bằng chí căm thù sồi sục và tinh thần quyết thắng đã nổi dậy tổng khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi. Ngày 2-9-1945 Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố nước nhà độc lập trước qucíc dân và toàn thế giới. Những sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Quần chủng nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang càng thêm phấn khởi, tin tưởng và kiên quyết đưa cuộc đấu tranh đến toàn thắng.

Lúc này, trong các tầng lớp trung gian v,ặ. lý trưởng đã có nhiều người chuyển hóa, đi theo cách mạng. Bọn cường hào, thổ ty, địa chủ đã bị phân hóa nay lại càng phân hóa sấu sắc hơn. Nhất là từ sau ngày 29-8-1945, phát xít Nhật rút khỏi Hà Giang, chính quyền bù nhìn và bè lũ tay sai bị quan thầy bỏ lại vô cùng hoang mang dao động.

Có thể nói đây là điều kiện thuận lợi cho việc giành chính quyền ở thị xã Hà Giang. Nhưng việc đó không thực hiện được vì lúc đó, do thiếu phương tiện liên lạc, lại bị địch cản trở tại nhiều nơi trong tỉnh, quần chủng không được biết những sự kiện to lớn của cuộc cách mạng trong cả nưđc, các cán bộ và chiến sĩ hoạt động ở hai vùng phía bắc và phía nam của tỉnh chưa liên lạc được với nhau, chưa có sự phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ huy chung.

Chiều ngày 30-8-1945, một toán quân Tưởng theo đường Thanh Thủy vào chiếm đóng thị xã Hà Giang, gây cho ta nhiều khó khăn trở ngại. Các đường Na Chô Cai (Quản Bạ), Bạch Đích (Yên Minh), Tùng Cản (Đồng Văn) và huyện Hoàng Su Phì đều có quân Tưởng đi qua. Đi tới đâu chúng cũng cướp bóc của cải và bắt dân phục dịchế Chúng chiếm các đồn từ biên giới đến thị xã Những phần tử phản động địa phương được dịp ngóc đầu dậy. Bọn Quốc dân đảng Trung Hoa cho tay chân đi tuyên truyền lừa dổi quần chủng địa phương nhằm chia rẽ giữa các dân tộc, nhất là giữa hai dân tộc Việt – Hoa.

Nguy hại hơn, quân Tưởng còn che chở cho bọn pliảii động Việt Nam Quốc dân đảng đang lẩn trốn Trung Hoa trở về nước để tổ chức lực lượng phản cách mạng Giữa tháng 9 năm 1945, Hoàng Quốc Chính là ủy viên Trung ương Việt Nam Quốc dân đảng cầm đầu một số tay chân theo quân Tưởng vào chiếm đồn ,Quản Bạ, giao đồn này cho một số sĩ quan, binh lính người địa phương do chúng tập hợp đóng giữ. Sau ' đó, Hoàng Quốc Chính lại sang Trung Quốc tập hợp được 40 tên tay chân đi đường Thanh Thủy vào chiếm đóng thị xã Hà Giang cuối tháng 9 năm 1945. Hoàng Quốc Chính đã câu kết với những phần tử phản động, tay sai của Pháp - Nhật trước đây, chúng tập hợp được khoảng 200 tên và đưa đi chiếm giữ những đồn bốt có vị trí quan trọng ở vùng biên giđi.

Để tăng cường lực lượng cho phong trào cách mạng ở Hà Giang, cuối tháng 9 năm 1945, Xứ ủy Bắc Kỳ điều động một đơn vị vũ trang từ Yên Bái tới Yên Bình (Bắc Quang).. Trong khi đang công tác, đơn vị này bị t}ọn Quốc dân đảng bắn chết một đội viên và bắt 30 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đưa lên thị xã Hà Giang giao nộp cho bọn Hoàng Quốc Chính. Cũng thời gian này thổ ty Vương cho tay chân đem quân xuống đòi lại đôn và đất đai vùng Yên Minh. Tại đây ta đã dùng áp lực đấu tranh của đồng bào các dân tộc địa phương buộc chúng phải rút về Phố Bảng, cơ sở cách mạng ở Yên Minh vẫn được giữ vứng.

Tiếp đó bọn Hoàng Quốc Chính lịa ra lệnh cho tay sai ở Quản Bạ tước vũ khí và bắt một đơn vị vũ trang của ta đang hoạt động ở Làng Đán (xã Quyết Tiến) đưa về giam ở thị xã. Đồng thời, bọn phản động ở Bắc Mê đưa 60 tên lính lên khiêu khích, quấy phá phong trào ở Đường Thượng. Nhưng chúng chưa kịp hành động thì đã bị lực lượng vũ trang của ta bao vây, buộc chúng đầu hàng.

Ngoan cố theo đuổi âm mưu phản động của chúng, bọn Quốc Dân đảng và Hoàng Quốc Chính vẫn còn tìm mọi cách điên cuồng chống phá cách mạng. Cuối tháng 10 năm 1945, chúng cho một số binh lính ở đồn Bạch Đích lên phối hợp với thổ ty Vương định một lần nữa bao vây, tiến công ta ở Yên Minh, lấy nơi này làm bàn đạp đánh vào Đường Thượng. Nhưng lực lượng của ta với tinh thần cảnh giác cao độ phát hiện và kịp thời đẩy lui được cánh quân quốc dân Đảng…một lần nữa kế hoạch chiếm Yên Minh của chúng bị đập tan.

Ở vùng Niêm Sơn, Mèo Vạc, lợi dụng tình hình xã hội phức tạp, lực lượng Việt Minh chưa có, bọn đặc vụ Tưởng và thổ ty phản động ra sức quấy phá. Quân Mã Duy Nhạc (một bộ phận quân Trương Phát Khuê) và 200 thổ phỉ do Lâm Pắt Di cầm đầu từ Trung Quốc tràn vào vùng Đồng Văn, Mèo Vạc cùng với hơn năm trăm quân của Vũ Phụng Tường tràn vào Đồng Văn. Bên trong thì bọn thổ ty họ Dương với bọn Việt Nam cach mạng đồng minh hội câu kết với nhau nổi dậy, làm cho tình hình hình biên giới vô cùng khó khăn, phức tạp.

Trước tình hình đó, nhiệm vụ của cách mạng là phải giành dân, giác ngộ quần chúng và bằng mọi cách để cô lập địch, tăng cường tuyên truyền vận động, thuyết phục những thổ ty ít nhiều còn uy tín trong nhân dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, cán bộ Việt Minh phải tăng cường việc củng cố, mở rộng cơ ở cách mạng, đẩy mạnh việc phát triển phong trào ra hững nơi khác, nhất là đối với những vùng địch tạm chiếm và dung nhiều hình thức đấu tranh để vạch trần bộ mặt phản dân hại nước của bọn Quốc dân đảng Hoàng Quốc Chính cùng các thế lực phản động khác để phân hóa và cô lập chúng, thu hút quần chúng nhân dân và những phần tử tích cực trong hàng ngũ địch hướng về phía cách mạng. Tháng 10/1945, một đơn vị di Lý Thủy Thọ dẫn đầu gồm 60 người thộc phân hội Việt Nam cách mạng… từ Vân Nam (Trung Quốc) vào Đồng Văn. Sau khi được ta tuyên truyền vận động, giải thích đường lối cách mạng, toàn đơn vị này đã gia nhập Mặt trận Việt Minh, bổ sung lực lượng cho cách mạng ở vùng này.

Tại Bắc Quang, một số cán bộ được Xứ ủy Bắc Kỳ cử đến tăng cường cho Hà Giang đã thúc đẩy sự hoạt động, phát triển phong trào, tổ chức bao vây kinh tế bọn Quốc dân đảng, cắt nguồn lương thực, hàng hóa từ phía dưới đưa lên Hà Giang. Việc bao vây này đã làm cho lương thực, hàng hóa ở địa phương ngày càng khan hiếm, giá cả cao vọt lên, làm cho bọn cầm đầu Quốc dân đảng lúng tủng lo sợ. Đồng thời ta tiếp tục tích cực chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến công địch ở thị xã.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng đấu tranh cách mạng, bọn thố phỉ, đặc vụ vùng Đồng Văn, Mèo Vạc và một số nơi khác phải lùi dần và rút khỏi địa phương, một sô' khác bị tiêu diệt.

Riêng bọn Hoàng Quốc Chính ở thị xã Hà Giang vẫn ngoan cô' chống lại cách mạng. Ta chủ động gặp đại diện của chúng ở hai đồn tiền tiêu Bắc Quang và Quản Bạ để thương lượng, nhưng không có kết quả. Ta lại tiếp tục cử một đoàn đại biểu do đồng chí Mai Trung Lâm làm trưởng đoàn, từ Bắc Quang lên điều đình với bọn Hoàng Quốc Chính thị xã Hà . Cũng như ở đồn Bắc Quang và Quản Bạ, bọn quốc dân đảng ở thị xã chẳng những cự tuyệt yêu cầu chính đáng của ta mà còn tìm cách ám hại đại biểu của ta. Song ta đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn âm mưu thâm độc của chúng và tiêu diệt luôn bọn phục kích Việt Lâm (Vị Xuyên). Sau đó, ta dung lực lượng vũ trang bắt tên đại úy đồn trưởng đồn Bắc Quang và Trinh Tường vào ngày 4 và ngày 5-11-1945. Tiếp đó ta tiến quân vào giải phóng châu ly Hoàng Su Phì ngày 13-11-1945. Bọn Quốc dân đảng núp dưới danh nghĩa quân Tưởng hoảng hô't chạy trốn sang Trung Quốc. Thừa thắng ta tiến vào giải phóng Cốc Pài (nay thuộc huyện Xín Mần) ngày 14-11-1945, đồng thời giải phóng Bản Máy (Hoàng Su Phì).

Ở đồn Quản Bạ và Bạch Đích, phần đông binh lính là con em của đồng bào địa phương bị bọn Quốc dân đảng dụ dỗ và bắt ép theo chúng Sau khi được cán bộ Việt Minh tuyên truyền, giác ngộ, anh em binh lính đã nổi dậy làm cuộc binh biến, bắt hai tên chỉ huy nộp cho cách mạng. Quản Bạ được hoàn toàn giải phóng ngày 21-ll-1945ế Hoảng sợ trước thanh thế của cách mạng, bọn chỉ huy và binh lính tại Bạch Đích cũng dâng nộp đôn cho ta. Việc hạ hai đồn Quản Bạ và Bạch Đích đã khẳng định nhứng thắng lợi to ỉớn của ta trong công tác binh vận. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm nên ta đã mắc phải sai lầm. Đó là: việc chiếm đồn hầu như dựa hoàn toàn vào lực lượng binh lính phản chiến. Hơn nứa, sau khi giành được thắng lợi, ta đã không phiên chế lại lực lượng củ ở đây, mà vẫn để nguyên số binh lính này cai quần đồn. Nên sau đó ta đã gặp phải những khổ khăn không đáng có trong việc tiếp quản và kiêm soát khu giải phóng.

Giữa lúc cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các dân tộc Hà Giang đang liên tiếp giành thắng lợi, lực lượng cách mạng đang ở thế tiến công, bao vây địch tại thị xã để giành thắng lợi cuô'i cùng thì' một đội quân khố đỏ gôm 4 đại đội khoảng 400 binh lính, do đại úy Nguyễn Duy Viên[1] cầm đầu tiến vào thị xã Hà Giang. Đây là một lựlượng quân sự mạnh nhưng đã mất phương hướng, không biết cầm vũ khí chống lại ai? và đứng về phía nào? Bọn Hoàng Quốc Chính đang bị ta bao vây, đã tìm mọi cách lợi dụng đội quân của Nguyễn Duy Viên (tức Ba Viên) để tăng cường sức mạnh hòng chống phá phong trào cách mạng, cứu vãn tình thế. Cho nên ngay từ khi đặt chân tới Hà Giang ngày 15-11-1945, đội quân khố đỏ đã bị bọn Hoàng Quốc Chính kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động, đồng thời ra sức tuyên truyền xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách đủng đắn của cách mạng, ngăn cản sự tiếp xúc giữa các binh lính khố đỏ với cách mạng.

Nhưng, khi còn Trung Quốc, ông Viên và các sĩ quan, binh lính dưđi qúyền đã được tin nưđc nhà… cách mạng, nhằm xác định rõ lập trường và muốn được lập công chuộc tội. Chính vì vậy, mặc dù bọn Quốc dân đảng Hoàng Quốc Chính có ra sức tuyên truyền xuyên tạc, nói xâu Việt Minh, nhưng ông Viên vẫn quyết .tâm đi Hà Nội.

Không ngăn nổi ý định và hành động của Nguyễn Duy Viên, bọn Hoàng Quốc Chính hèn nhát đã tổ chức định ám sát ông trên đường đi từ Hà Giang tới làng Vàng, xã Đạo Đức. Nhưng âm mưu của chúng không thực hiện được vì bại lộ.

Sau khi biết được âm mưu của Hoàng Quốc Chính định thủ tiêu mình, phẫn uất trước hành động đen tối đó, ông quyết định tạm dừng việc đi Hà Nội, ông đến Bắc Quang và tìm gặp cán bộ Việt Minh. Qua tiếp xúc, cán bộ Việt Minh đã thuyết phục được ông Ba Viên và cùng nhau bàn bạc thông nhất kế hoạch để tiêu diệt bọn Quốc dân đảng Hoàng Quốc Chính Kế hoạch được thực hiện rất khẩn trương, một mặt ông Viên vẫn cử người tiếp tục đi Hà Nội, mặt khác ông mật lệnh cho các sĩ quan, binh lính khố đỏ ở Hà Giang thực hiện kế hoạch vừa bàn.

(còn tiếp)

2. Ngày truyền thống

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM -
Ý NGHĨA LỊCH SỬ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Link: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2015/35014/Cach-mang-Thang-Tam-Y-nghia-lich-su-bai-hoc-kinh.aspx

Nguồn: Tạp chí Cộng sản

 

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG CAND VIỆT NAM

Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra, cùng với việc tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, Công an nhân dân Việt Nam đã ra đời. Trải qua mỗi chặng đường cách mạng, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam lại được củng cố và phát triển, từng bước trưởng thành và lớn mạnh, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó.

Link: http://csnd.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/3016/Lich-su-ra-doi-cua-luc-luong-CAND-Viet-Nam

 

Nguồn: Tạp chí Cảnh sát Nhân dân

 

CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG - TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI
VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ TINH THẦN ĐẠI ĐOÀN KẾT

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Bác Tôn) là một trong số các chiến sĩ lớp đầu của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Tôn từ một công nhân, lính thợ đến tổ chức đấu tranh cách mạng, từ ngục tù Côn Đảo đến tham gia kháng chiến, và trải qua các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho đến khi làm Chủ tịch nước vẫn luôn toát lên sự khiêm tốn, giản dị của một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng và điển hình của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Link: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2018/51912/Chu-tich-Ton-Duc-Thang-Tam-guong-sang-ngoi-ve-dao.aspx

Nguồn: Tạp chí Cộng sản

 

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - NIỀM TỰ HÀO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, QUÂN ĐỘI VÀ NHÂN DÂN TA

Sinh ra nơi vùng quê giàu lòng yêu nước, đồng chí sớm đi theo con đường cách mạng khi mới 14 tuổi, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản ở tuổi 29 và là Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tròn 37 tuổi. Đã đảm đương nhiều cương vị: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại biểu quốc hội, …suốt quá trình công tác ấy, Đại tướng luôn luôn một lòng vì Đảng, vì dân, vì cách mạng.

Link: http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/15187/djai-tuong-vo-nguyen-giap-niem-tu-hao-cua-djang-nha-nuoc-quan-djoi-va-nhan-dan-ta.html

Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia

III. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2019 như:

Lương hưu, trợ cấp BHXH của cán bộ xã tăng 7,19%

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 09/2019/TT-BNV, có hiệu lực ngày 01/8/2019, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2019 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.

Tăng trợ cấp, phụ cấp của người có công với cách mạng

Từ ngày 01/7/2019, mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1,624 triệu đồng, cao hơn mức hiện tại 109.000 đồng theo Nghị định 58/2019/NĐ-CP.

Thêm trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Đây là nội dung đáng chú ý nêu tại Thông tư 09/2019/TT-BYT hướng dẫn một số nội dung trong công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

Đăng ký xe máy chuyên dùng tạm thời có thời hạn 20 ngày

Thông tư 22/2019/TT-BGTVT yêu cầu xe máy chuyên dùng chưa đăng ký, khi di chuyển trên đường bộ phải được đăng ký tạm thời và giấy này có thời hạn 20 ngày kể từ ngày cấp.

Ép khách du lịch mua hàng, phạt tới 3 triệu đồng

Nghị định 45/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/8/2019 quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định, cá nhân có hành vi nài ép khách du lịch mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ sẽ bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng.

Chơi thô bạo trong thi đấu thể thao bị phạt đến 25 triệu đồng

Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2019/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, có hiệu lực từ ngày 01/8/2019.

Người vui chơi dưới nước phải tự chịu trách nhiệm về sức khỏe

Đây là yêu cầu được nêu tại Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước.

Cứu người trong hỏa hoạn được đề nghị đặc xá

Từ ngày 01/8/2019, người bị kết án phạt tù cứu được tính mạng người khác hoặc tài sản lớn có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên trong thiên tai, hỏa hoạn sẽ được đề nghị đặc xá theo Nghị định 52/2019/NĐ-CP.

Cách chức lãnh đạo bố trí người thân làm kế toán, quản lý nhân sự

Nội dung đáng chú ý này được đề cập tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.

 Nguồn: Luật Việt Nam

      Nguồn: Trung ương Đoàn

Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn



[1] Đại úy Nguyễn Duy Viên, quê ở xóm Tròn, thôn Vãn Quang, xả Nghĩa Hương, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ.

Thông tin mới nhất
VIDEO
  • TRAILER ĐẠI HỘI CHÁU NGOAN BÁC HỒ 2024
  • Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức
  • Phim tài liệu: Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai - Dấu ấn một nhiệm kì
  • Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Phát huy truyền thống, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0