I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
1. Những mẩu chuyện về Bác
BÀI THƠ NỔI TIẾNG CỦA BÁC HỒ CĂN DẶN THANH NIÊN ĐƯỢC RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
Đội thanh niên xung phong công tác trung ương đầu tiên thành lập ngày 15-7-1950 theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Sau khi phục vụ chiến dịch Biên giới, Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường quan trọng: Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên. Đội đã được tổ chức thành nhiều Liên phân đội rải quân dọc tuyến đường và nhận nhiệm vụ bám trụ những nơi hiểm yếu. Liên phân đội thanh niên xung phong 321 của chúng tôi được nhận trọng trách bảo vệ cầu Nà Cù (thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), nằm trên tuyến đường từ thị xã Bắc Kạn đi Cao Bằng. Cầu Nà Cù lúc này không những đã trở thành mục tiêu ném bom bắn phá của máy bay địch, mà còn có nguy cơ bị nước lũ cuốn trôi. Trung tuần tháng 9-1950, chúng tôi được tin báo có đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần) sẽ đến thăm đơn vị. Đêm hôm đó, chúng tôi tổ chức lửa trại trong rừng Nà Tu để đón khách. Vừa trông thấy ánh đèn pin thấp thoáng từ ngoài cửa rừng đi vào, đoán là khách đã đến, tôi cho anh chị em vỗ tay hoan hô: "Hoăn hô đồng chí Trần Đăng Ninh". Khách vào tới nơi, định thần nhìn lại, tất cả chúng tôi đều sững sờ trước niềm hạnh phúc thật bất ngờ: Bác Hồ đến thăm. Hàng ngũ của chúng tôi trở nên xáo động..., nhưng do việc giữ bí mật đã ăn sâu vào ý thức từng người nên trong hàng ngũ cũng chỉ truyền đi những tiếng reo khe khẽ: "Bác Hồ! Bác Hồ!". Rõ ràng Bác đang ở trước mắt mà chúng tôi cứ ngỡ như một giấc chiêm bao! Bác vẫn giản dị với bộ quần áo bà ba màu nâu, chiếc khăn quàng cổ che kín cả chòm râu. Đi bên cạnh Bác là đồng chí Trần Đăng Ninh.
Bác tươi cười nhìn chúng tôi và giơ tay ra hiệu:
- Các cháu ngồi cả xuống.
Chúng tôi đều răm rắp nghe theo lời Bác, im lặng ngồi xuống.
Những câu đầu tiên Bác hỏi chúng tôi là những lời hỏi thăm ân cần về tình hình đời sống của đơn vị.
Bác hỏi:
- Các cháu ăn uống có đủ no không?
- Thưa Bác có ạ!
- Các cháu có đủ muối ăn không?
- Thưa Bác đủ ạ!
- Quần áo, chăn màn, thuốc phòng bệnh chữa bệnh có đủ không?
- Thưa Bác đủ ạ!
Qua nụ cười hiền hậu trên nét mặt của Bác, chúng tôi thấy Bác biết thừa là chúng tôi nói dối để Bác vui lòng. Bác đã được đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp báo cáo đầy đủ về chế độ cấp phát lương thực, thuốc men, quân trang cho thanh niên xung phong còn thiếu thốn. Bác lại hỏi:
- Các cháu có biết Đảng Lao động Việt Nam không?
- Thưa Bác có ạ!
Sau đó Bác lại hỏi tiếp:
- Đảng Lao động Việt Nam với Đảng Cộng sản Đông Dương khác nhau ở điểm nào?
Một số người trong chúng tôi được Bác kiểm tra trực tiếp toát mồ hôi, nên trả lời rất lúng túng.
Sau đó bằng những câu ngắn gọn, Bác đã truyền đạt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II ta mới họp về việc đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam. Tiếp đó Bác nhắc nhở:
- Lần sau cái gì không biết các cháu phải nói không biết, không biết mà nói biết là giấu dốt.
Rồi Bác đột ngột hỏi tiếp:
- Đào núi có khó không? Chúng tôi ai cũng dè dặt không dám trả lời ào ào như nước nữa. Thế là người trả lời: khó, người sợ nói khó bị cho là tư tưởng ngại khó nên trả lời không khó.
Trả lời xong mà cứ nơm nớp sợ Bác hỏi thêm. Bác chưa kết luận mà hỏi thêm chứng tôi:
- Có ai dám đào núi không?
Và chỉ định một đội viên gái ngồi ngay trước mặt Bác, đồng chí này mạnh dạn đứng lên thưa:
- Thưa Bác có ạ! thanh niên xung phong chúng cháu ngày ngày vẫn đang đào núi để đảm bảo giao thông đấy ạ! (Hồi bấy giờ chúng tôi đào núi bằng cuốc, xẻng, không được cơ giới hoá như bây giờ). Nghe xong, Bác cười:
- Đào núi không khó là không đúng, nhưng khó mà con người vẫn dám làm và làm được. Chỉ cần cái gì?
Chúng tôi đã bình tĩnh, lấy lại được tinh thần và mạnh dạn hẳn lên, thi nhau giơ tay lên phát biểu, có người trả lời "cần quyết tâm cao", có người "cần kiên gan bền chí", "cần vượt khó vượt khổ", có người "cần xung phong dũng cảm", toàn là những khẩu hiệu hành động của thanh niên xung phong chúng tôi hồi đó.
Bác động viên chúng tôi:
- Các cháu trả lời đều đúng cả: Tóm lại việc gì khó mấy cũng làm được, chỉ cần quyết chí. Tục ngữ ta có câu: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Để ghi nhớ buổi nói chuyện của Bác cháu ta hôm nay, Bác tặng các cháu mấy câu thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Đọc xong mỗi câu thơ, Bác lại bảo chúng tôi đồng thanh nhắc lại. Cuối cùng Bác chỉ định nhắc lại cả bài thơ cho tất cả đơn vị nghe. Thật may mắn, tôi đã nhắc trôi chảy không sai chữ nào.
Giữa rừng đêm khuya, dưới ánh lửa bập bùng, Bác cùng chúng tôi hoà nhịp theo bài ca "Nhạc tuổi xanh". Chúng tôi hát hào hứng, say mê. Đến khi bài hát được hát lại lần thứ hai, nhìn lại thì không thấy Bác đâu nữa! Bác xuất hiện và ra đi như một ông tiên trong chuyện cổ tích huyền thoại. Đám thanh niên chúng tôi ngẩn ngơ nuối tiếc hồi lâu.
Bài thơ nổi tiếng của Bác Hồ căn dặn thanh niên được ra đời như thế đó. Rất mộc mạc, giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã là nguồn cổ vũ, động viên lớp lớp thanh niên xung phong chúng tôi lao vào cuộc kháng chiến và kiến quốc. Sau này mỗi khi gặp khó khăn, hình ảnh của Bác Hồ và bốn câu thơ của Bác lại được tái hiện trong lòng chúng tôi, tiếp cho chúng tôi thêm sức mạnh để vượt qua.
Nguồn: Sách Kể chuyện Bác Hồ, Nxb Chính trị quốc gia
2. Lời Bác dạy
“Đối với các em, việc giáo dục gồm có:
Thể dục: để làm cho thân thể mạnh khỏe, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh riêng và vệ sinh chung.
Trí dục: ôn lại những điều đã học , học thêm những tri thức mới.
Mỹ dục: để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
Đức dục: là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.”
Nguồn: Gửi các em học sinh, 24/10/1955
“Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết: Yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hóa…
Ngày nay chúng là nhi đồng , mười một năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy, Chính phủ, các đoàn thể, và tất cả các đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng. Công việc ấy phụ nữ, và thanh niên phải là người phụ trách chính, nhất là thanh niên.”
Nguồn: Thư gửi Hội nghị Cán bộ phụ trách nhi đồng, 11/1949
II. TRUYỀN THỐNG
1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (tiếp theo)
3. Tiếp tục xây dựng, củng cố cơ sở cách mạng ở phía đông bắc của tỉnh và huyện Bắc Quang, phát động phong trào du kích đánh Nhật
Tháng 9 năm 1940 phát xít Nhật vào Đông Dương. Năm 1942 chủng tới Hà Giang. Mđi đầu quân Nhật đóng ở tỉnh ly, cfân dần chúng kiểm soát xuông các châu ly, thị trấn. Mâu thuẫn Pháp - Nhật từ lâu âm ỉ đã tới lúc bùng nổắ Đêm 9-3-1945 cùng hành động trên toàn cõi Đông Dương, tại Hà Giang Nhật đã tản đi các nơi bắt lính Pháp. Một sô' ít tàn quân Pháp phải lánh sang Trung Quốc. Nhật đã nhanh chóng nắm lấy và củng cố lại chính quyền tay sai, ở Cấp tỉnh, cấp châu. Chúng tìm cách thanh trừng những phần tử trung thành với Pháp, đưa bọn Việt gian, Hán gian, tay sai Nhật vào bộ máy chính quyền bù nhìn, đồng thời chúng tung ra những luận điệu tuyên truyền để lừa bịp dân ta.
Tin Nhật đảo chính, đánh bại thực dân Pháp ían nhanh trong tỉnh. Ngày 12-3-1945, Nhật đưa quân đến Quản Bạ và tiến vào Na Chô Cai (Nghĩa Thuận), một đôn nằm sát biên giđi Việt - Trung. Một bộ phận quân Nhật kéo lên khu vực Phó Bảng (Đồng Văn). Lức đầu thổ ty Vương chống lại. Nhưng được Nhật chiêu hàng, Vương đã chấp nhận để quân Nhật vào địa phương, ơ Đường Thượng (Yên Minh) bang tá Đào Văn Ât hốt hoảng bỏ đồn chạy trốn.
Nắm bắt thời cơ đó, các cán bộ Việt Minh ở Đường Thượng đã họp khẩn cấp để quyết định những nhiệm vụ trước mắt là:
- Chiếm và phá đồn cũ củấ Pháp, không cho Nhật đến chiếm đóng; phá kho lương thực của Pháp, chia cho dân nghèoề
- Phát động du kích đánh Nhật.
- Tiếp tục củng cố và mở. rộng cơ sở Việt Minh.
- Giữ vững căn cứ Đường Thượng.
Tại Quản Bạ, Việt Minh đã tổ chức, thành lập được một đội du kích kháng Nhật gồm 11 người, phần lớn là những thanh niên hăng hái của các dân tộc Mông, Dao, Nùng, Bu-y... đặc biệt, có những cụ già 50-60 tuổi củng xin tham gia hoạt động du kích. Đội lập công đánh trận đầu giết được 1 tên lính Nhật tại xá Má Lùng (Quản Bạ) thu được ngựa và sủng đạn. Sau đó đội di chuyển tới làng Đán (xã Quyết Tiến) để phát triển cơ sở và đánh Nhật tại đây.
Cuối năm 1944, các cán bộ phụ trách tổng tranh đấu nhóm họp ở Yên Thổ, tổng Mông Án (Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) để bàn việc củng cố và mở rộng phong trào cách mạng ở khu vực trung tâm nơi giáp ranh bôn tỉnh Cao Bằng - Bắc Cạn - Tuyên Quang - Hà Giang và những vùng lân cận. Trên tinh thần ấy, đầu năm 1945, nhất là sau khi được tin Nhật đảo chính Pháp, 1 đội vũ trang tuyên truyền do các đồng chí Hồng Quốc, đồng chí Mệnh Lệnh phụ trách đã khẩn trương tiến về phía Bắc Mê (Hà Giang) Tại tổng Yên Phú (huyện Bắc Mê), được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương và tranh thủ lúc chính quyền tay sai địch đang hoang mang dao động sau ngày Nhật uao cninn rnap, dội vu trang tuyên truyền quyết định giải phóng đồn Bắc Mê để mở đường đưa phong trào cách mạng đi sâu vào địa phương. Trưa ngày 28-3-1945, lực lượng vũ trang của ta bất ngờ đột nhập bao vây bọn lính khố xanh và lính cơ trong đồn Bắc Mê, buộc chúng đầu hàng và giao đồn cho ta.
Thắng lợi của việc giải phóng đồn Bắc Mê, chẳng những đã quét sạch được một lực lượng binh lính địch cản trở các hoạt động cách mạng ở phía này, mà còn tạo ra cho các chiến sĩ vũ trang tuyên truyền ảnh hưởng và uy tín lđn để phát triển phong trào. Quần chúng đá tổ chức nhiều cuộc họp để nghe cán bộ Việt Minh giải thích nhiệm vụ đánh giặc cứu nưđc. Đồng bào địa phương càng tin tưởng phấn khởi hưởng ứng chủ trương của Mặt trận Việt Minh. Từ đó cách mạng đã phát triển dần ra Tùng Bá và ảnh hưởng đến các xã Phú Linh, Linh Hồ (Vị Xuyên).
Nhằm đối phó với hoạt động của Việt Minh, bọn Nhật tăng cường kiểm soát và khủng bô' phong trào cách mạng. Mật thám và hiến binh Nhật ngày càng đi sâu vào vùng Bắc Mê. Đầu tháng 4 năm 1945, 1 đơn vị vũ trang của ta bắt được hai tên mật thám của Nhật ở Nà Sai (xá Minh Ngọc). Cuối tháng 4-1945 lực lượng vũ trang của ta đã phục kích đón đánh quân Nhật ồ Pác Pìu (Bắc Mê), tiêu diệt một số tên sĩ quan và binh lính Nhật và thu được vũ khí.
Sự phát triển mọi mặt của các cơ sơ cacii mạiJi5 làm cho uy tín của Mặt trận Việt Minh ngày càng được đê cao, củng cố thêm lòng tin và quyết tâm của quần chúng vào cuộc đấu tranh tất thắng của mình.
Lúc này phát xít Nhật bị thất bại liên tiếp trên các mặt trận Thái Bình Dương, Đông-Bắc Á, Đông-Nam A và ở cả Đông Dương, ơ Việt Nam, nhất là vùng miền núi xa xôi, hiểm trở, phát xít Nhật chủ trương rút bỏ nhứng vị trí nhỏ, tập trung quân về đóng giữ những nơi trọng yếu. Tại Hà. Giang, quân Nhật lần lượt rút khỏi các đồn lẻ, kéo về đóng ở thị xã, thị trấn. Trước tình hình đó, lực lượng vũ trang của ta đã tổ chức nhiều trận phục kích, tập kích đế quấy rối và tiêu hao địch, trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1945. Đáng kể nhất là những trận đánh Nhật 'ở Đông Hà, Tráng Kìm, Cán Tỷ (Quản Bạ). Lực lượng vũ trang của ta đã tiêu diệt được hàng chục sĩ quan, binh lính Nhật và tay sai, đặc biệt là trận phục kích ở đầu cầu Cán Tỷ (Quản Bạ) vào đêm 30-6-1945.
Trong lúc này, bên cạnh những thuận lợi đã được phát huy, phong trào Việt Minh cũng phải đương đầu vđi nhiều khó khăn trở ngại lớn.
Ở vùng biên giới thuộc huyện Quản Bạ, bọn Quốc dân đảng Trung Hoa khi được tin Pháp thua chạ}', đã tràn vào Nghĩa thuận. Chủng chiếm đồn Na Chô Cai và tự ý rời cột mốc biên giới Việt - Trung vào địa phận của ta 6km. Binh lính Quôc dân đảng đi lùng sục, cướp bóc, hà hiếp đồng bào địa phương. Quần chúng hết sức căm phẫn, và yêu cầu cán bộ Việt Minh đem lực lượng vũ trang đánh đuổi chủng. Nhưng để tập trung khả năng đánh bại phát xít Nhật và tranh thủ ảnh hưởng của phe Đồng Minh, cho nên chủng ta không chủ trương dùng vũ lực để đánh đuổi Quốc dân đảng Trung Hoa mà dùng biện pháp thương lượng, ngoại giao, lấy quân sự làm hậu thuẫn để giải quyết tình hình. Cuộc đấu tranh chính trị kéo dài 2 tháng đã giành được thắng lợi, ổn định được tình hình. Nhưng phải đến cuối năm 1945 cột mốc biên giới mới được đưa về vị trí cũ.
Ở khu vực Bắc Mê, giữa 1ÚC'phong trào đấu tranh của quần chứng đang phát triển, thì bọn phản động ở địa phương do lý trưởng Nông Văn Tông cầm đầu, đã câu kết vđi bọn cường hào, địa chủ phản động ở Bảo Lạc (Cao Bằng) để phá hoại cơ sở cách mạng. Chúng uy hiếp tinh thần của quần chúng và giết hại một số cán bộ ỉãnh đạo phong trào, trong đó có hai đồng chí Bảo Toàn và Tài Nam bị giết hại ở thôn Nà Sáp xã Yên Phủ, huyện Bắc Mê (tháng năm 1945). Bộ phận cán bộ vào Bắc Mê hoạt động chỉ còn lại một sô' ít đồng chí phải rút về Cao Bằng. Phong trào cách mạng ở vùng này gặp rất nhiều khó khăn, không hoạt động được, phong trào tạm thời lắng xuông.
Trong lúc phong trào Bắc Mê bị phá hoại nặng nề, thì căn cứ của ta ở Đường Thượng cũng bị địch uy hiếp. Thổ ty Vương Chí Sình cho một số binh lính do Hầu Vạn Quả và tổng đoàn Ngô Chính Nguyên cầm đầu tiến vào Đường ThượnỂ dò xét Việt Minh, chuẩn bị cho cuộc đánh phá của chúng. Song với tinh thần cảnh giác, quyết tâm bảo vệ cơ sở cách mạng, đông đảo quần chúng nhân dân đã sẵn sàng đối phó, ngăn chặn hành động của bọn chúng. Không nhứng thế cán bộ Việt Minh còn dùng các biện pháp ngoại giao rất linh hoạt, mềm dẻo tranh thủ tuyên truyền, giải thích chính sách của cách mạng đốì với bọn chúng, nên kịp thời cản phá được âm mưu chống đối của thổ ty, bảo vệ được phong trào và cơ sở cách mạng ở khu vực Đường Thượng, Yên Minh, Quản Bạ, tạo điều kiện thuận lợi để chủng ta tiếp tục xây dựng, củng cố lực lượng để phát triển phong trào.
Tháng 3 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của Đảng và nhân dân các dân tộc đã chỉ đạo, phải phát triển thêm cơ sở Việt Minh ở Hà Giang. Ngày 4-6-1945, Hà Giang được gia nhập Khư Giải phóng, một khu căn cứ cách mạng rộng lớn bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng lân cận thuộc các tỉnh Bắc Giang" Phú Thọ, Yên Bái.
Sau ngày đảo chính Nhật – Pháp, thi hành Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đội vũ trang tuyên truyền gồm 54 chiến sĩ do đồng chí Lê Tâm (Tức Lê Quảng Ba), Nam Hải (tức Bế Triều) lãnh đạo được điều động đến Hà Giang để làm nhiệm vụ gây cơ sơ Việt Minh, đẩy mạnh cao trào đấu tranh, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Cũng như các nơi khác, đồng bào Tày ở Bắc Quang, dưới ách thống trị, bóc lột của Pháp, Nhật và bọn cường hào, địa chủ ở địa phương, từ lâu đã khắc sâu tội ác của chúng, đá từng có nhiều cuộc đấu tranh tự phát chông Pháp, Nhật xâm chiếm, lại được phong trào cách mạng ở các nơi cổ vú, cho nên khi được tin đội vũ trang tuyên truyền đến vùng Chiêm Hóa, đồng bào Tày ở tổng Bằng Hành đã cử người đi đón cán bộ cách mạng.
Ngày 1-6-1945, đơn vị vũ trang đã về đến địa phương. Đồng bào các dân tộc rất vui mừng, phấn khởi tổ chức đón tiếp cán bộ, bộ độiỆ Được sự giúp đỡ của đồng bào các dân tộc, và với tinh thần nhiệt tình, sẵn sàng tham gia phong trào cách mạng, cho nên chỉ trong vòng 1 tuần lễ phong trào ở đây đã phát triển mạnh mẽ. Do ảnh hưởng của phong trào quần chúng kết hợp vđi tuyên truyền vận động của cán bộ Việt Minh, các kỳ hào, chức dịch trong vùng đã tham gia tích cực vào phong trào. Ngày 14-6-1945, đồng bào ở các xã Bằng Hành, Liên Hiệp, Vô Điếm, Kim Ngọc, Hứu Sản đã hội họp bầu ra Uy ban hành chính các xã và thành lập đội tự vệ. Các xã này hợp thành một tiểu khu lấy tên là Khu Trọng con (Lý Tự Trọng).
Ngày 24-6-1945, đại biểu ủy ban hành chính các xã, cùng đồng bào địa phương họp mít tinh ở Thác Vệ, một xóm nhỏ thuộc xã Bằng Hành, để thành lập Uy ban hành chính và Mặt trận Việt Minh của tổng, trụ sở của ủy ban đặt tại Thác Vệ. Uy ban đảm nhiệm việc tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhâữ • dân địa phương tiến hành các công việc sản bảo vệ trật tự trị an, xây dựng đời sống sự tổ chức và hướng dẫn của Mặt trận Việt Minịh và Úy ban hành chính, vùng cách mạng ngày càpciặ' được mở rộng.
Trước sự phát triển của cách mạng ở tổng Bằng Hành, phát xít Nhật mưu toan khủng bô'. Một mặt chúng cho quân từ Bắc Quang tràn xuống xả Trinh Tường định tiến vào Bằng Hành, nhưng bị du kích chặn lại, không thể tiến được, phải rút về thị trấn Bắc Quang. Mặt khác chúng dùng bọn tay sai ở Hành Mai, Chợ Bợ (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) kích động, lừa gạt nhứng người Hoa kiều và đồng bào Dao quần trắng nhằm lợi dụng họ để tràn vào đất Bằng Hành, tung tin xuyên tạc chủ trương, đường lối của Víặt Minh, và uy hiếp tinh thần của nhần dân địa phươiỊg. Nhưng, khi nghe tin Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, chúng vội vàng bỏ chạy về Chiêm Hóa. Phong trào cách mạng ở Bằng Hành được giữ vững, ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh ngày càng lan rộng. Quần chúng ở các nơi khác hướng về cách mạng, đã bí mật liên lạc và cử người đón cán bộ Việt Minh từ Bằng Hành đi tổ chức phong trào ở địa phương mình.
Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1945, từ khu Trọng con, các đồng chí cán bộ và chiến sĩ vũ trang tuyên truyền đả được phấn công đi xây dựng cơ sở và phát triển phong trào theo ba hướng tới các tổng Trinh Tường, Minh Công, Yên Long và Tiên Yên. Cũng như các nơi khác đồng bào ở nhứng đia phương này luồn nêu cao tinh thần yêu nước, hăng hái giúp đỡ, ủng hộ và tham gia phong trào cách mạng. Đó là điêu kiện thuận lợi để cán bộ Việt Minh nhanh chóng tập hợp được quần chúng, tuyên truyền, giải thích chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh, bầu ra ban Việt Minh các xã, tổng, bầu ra úy ban hành chính các xã và tổ chức các đội tự vệ, các đoàn thể cứư quốc. Đồng thời mở các lớp tập huấn ngắn ngày cho cán bộ Uy ban các xã, Ban chỉ huy và các đội viên vũ trang của địa phương, học tập những vấn đề cơ bả về đường lốì, phương pháp tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng. Từ đó phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã thu hút được mọi tầng iđp tham gia. Nhiều người thuộc tầng •í lớp trên và các kỳ hào, chức dịch ở địa phương được 'quần chúng cảm hóa đã tỏ thái độ tích cực đối với phong trào cách mạng.
Riêng ở tổng Trinh Tường, do bản chất phản động và ngoan cố của chúng, bọn cường hào, địa chủ tay sai đắc lực của đế quốc, vẫn tìm mọi cách để chống phá phong trào cách mạng. Ngày 27-6-1945, chúng đã giết hại đồng chí Bế Triều, trong khi các đồng chí của ta đen tiếp xúc và thuyết phục Chánh Chung. Để trừng trị hành động gian ác này, ta đã nổ súng tiêu diệt Chánh Chung ngay tại nhà hắn. Trước hành động kiên quyết của ta, bọn tay chân của Chánh Chung vội vã đi cầu cứu Nhật hòng mở một cuộc đánh phá phong trào cách mạng ở địa phương. Nhưng hành động điên cuồng của chúng không đem lại kết quả gì. Tuy có gặp một số khó khăn tạm thời, nhưng phong trào cách mạng ở đây vẫn được giữ vững và sau đó tiếp tục phát triển.
Tóm lại, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945, phong trào cách mạng ở Hà Giang nổi lên một sô' nét đáng chú ý:
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), trong khí thế cách mạng sôi nổi của cả nước, phong trào cách mạng ở Hà Giang phát triển khá nhanh và mạnh. Từ một vài cơ sở ở các xóm bản hẻo lãnh thuộc Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, phong trào đã mở rộng tới nhiều thôn xã của huyện Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Quang, hình thành một vùng cách mạng bao gồm hàng vạn quần chủng với gần 2/3 đất đai toàn tỉnhề Hình thức hoạt động của phong trào từ chỗ chủ yếu là vận động, giáo dục, giác ngộ quần chúng, gây cơ sở chính trị, thành lập các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trậViệt Minh tiến lên kết hợp vđi đấu tranh vũ trang. Cơ sở mặt trận từ chỗ chỉ gồm một sô' quần chúng cơ bản thuộc một vài dân tộc vùng cao, tiến tới mở rộng ra khắp các nơi trong toàn tỉnh, bao gồm nhiều tầng lđp, giai cấp tham gia. Đạt được nhứng kết quả đó, trước hết là được sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, các cán bộ Việt Minh đã hoạt động tích cực, đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tiễn của địa phương, khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc Hà Giang.
Mặc dù vậy, phong trào cách mạng phát triển chưa được đồng đều và rộng khắp, chưa đi vào chiều sâu. ơ nhiều nơi, việc giáo dục, giác ngộ chính trị cho quần chủng cơ bản chưa làm được triệt để. Nhiều vị trí quan trọng như vùng Hoàng Su Phì, vùng Yên Bình, Khuôn Lùng (Bắc Quang), các xã ở phía tây bắc huyện Vị Xuyên, nhất là các thị trấn, thị xã chưa có cơ sở cách mạng. Các cơ sở cách mạng trong tỉnh chưa liên lạc được với nhau để phối hợp hành động cho thông nhất. Cho nên, ta không đủ điều kiện để khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi toàn tỉnh khi có thời cơ.
Nhưng cũng không vì những hạn chế đó mà đánh giá thấp sự thành công của phong trào cách mạng Hà Gịang trong giai đoạn nàyẽ Có thể nói đây là giai đoạn mà các cơ sở cách mạng trong tỉnh phát triển khẩn trương và sôi nổi nhất từ trưđc tới nay chuẩn bị được một lực lượng chính trị và vũ trang tương đối mạnh để bưđc vào giai đoạn đấu tranh mới, giai đoạn quyết định việc giành chính quyền cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh.
(còn tiếp)
2. Ngày truyền thống
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh cụ Nguyễn Văn Tố (5/6/1889 - 5/6/2019)
CỤ NGUYỄN VĂN TỐ VỚI SỰ NGHIỆP “KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ” Ở VIỆT NAM
Link: http://tuyengiao.vn/giao-duc/cu-nguyen-van-to-voi-su-nghiep-khai-dan-tri-chan-dan-khi-o-viet-nam-121667
Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo Trung ương
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thực
Link: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2018/51327/Loi-keu-goi-thi-dua-ai-quoc-cua-Chu-tich-Ho-Chi.aspx
Nguồn: Tạp chí Cộng sản
Báo chí cách mạng Việt Nam - Cội nguồn, đặc trưng, trọng trách
Link: http://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bao-chi-cach-mang-viet-nam-coi-nguon-dac-trung-trong-trach-442061.html
Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn