I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1. Lời Bác dạy
VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN “Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng”.
VỚI CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN "Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhân phải quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều với phẩm chất tốt, giá thành hạ. .. Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội? Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân, trí thức cách mạng v.v., nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân. ... Vai trò của công nhân tham gia quản lý, đó là biểu hiện quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức trong mọi mặt hoạt động của xí nghiệp. Quyền lợi của công nhân, viên chức gắn liền với sự phát triển của xí nghiệp và kinh doanh có lãi. Từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động.
Các chú phải nhớ công nhân trẻ làm tốt lắm. Họ nghe và làm theo Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Nhưng chúng ta phải tôn trọng họ, tin tưởng vào họ, thông qua những việc làm cụ thể mà giáo dục, bồi dưỡng cho họ về phẩm chất đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân, bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật và kiến thức quản lý xí nghiệp cho họ, tạo điều kiện cho họ phát huy vai trò làm chủ xí nghiệp là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật. Làm cho họ vừa “hồng” vừa “chuyên”; đó là nhiệm vụ trước mắt và cả lâu dài nữa".
VỚI GIAI CẤP NÔNG DÂN "Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất. Ruộng rẫy là chiến trường Cày cuốc là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương".
VỚI ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hoá và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc".
VỚI PHỤ NỮ “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.
VỚI THANH NIÊN “Đoàn Thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dắt dìu các cháu nhi đồng”.
Nguồn: Sách Lời Bác dạy (NXB chính trị quốc gia - Sự thật – 2014)
2. Mẩu chuyện về Bác
TIẾT KIỆM
Sáng 24-7-1957, buổi tiễn đoàn đại biểu nước ta diễn ra trước nhà Chủ tịch Zawasdzki. Đúng 9 giờ, Chủ tịch nước Ba Lan Zawasdki cùng Bác từ trên gác bước xuống tầng dưới đến một gian phòng rộng hàng ngàn thước vuông với ba chùm đèn có đến hàng mấy trăm ngọn sáng trưng, trong khi mặt trời đã lên cao. Bỗng nhiên Bác hỏi:
- Vụ trưởng Lễ tân có mặt ở đây không?
Mọi người ngạc nhiên chưa biết Bác hỏi để làm gì. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước bạn bước lại gần Bác:
- Thưa Chủ tịch, Vụ trưởng Lễ tân đang ở ngoài sân bay. Tôi là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Xin Chủ tịch chỉ thị.
Bác hỏi:
- Chỗ tắt điện ở đâu?
Mấy chiến sĩ bảo vệ vội vàng chạy đi tắt đèn. Chủ tịch Zawasdzki quay mặt đối diện với Bác, nói nghiêm trang:
- Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi chân thành nhận khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin.
II. THEO DÒNG LỊCH SỬ
1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (tiếp theo)
Về tình hình kinti te giữa hai vùng, tuy ở vùng thấp có phát triển hơn vùng cao nhưng nạn đi phu, đi lính và thuế khóa đè nặng lên người dân ở đây cũng nặng nề hơn. Ví dụ: Trong số tiền thuế mà thực dân Pháp bắt nông dân địa phương phải nộp thêm hằng năm từ khi có Chiến tranh thế giới thứ hai, thì riêng hai châu Bắc Quang và Vị Xuyên phải nộp hơn 2/3 tổng số thuế tăng trong toàn tỉnh (khoảng 2 vạn đồng tiền Đông Dương).
Bị bóc lột, kìm hãm trong vòng lạc hậu, nông dân bị nạn đói thường xuyên đe dọa. Trên vùng núi đất, núi đá, nương đồi màu mỡ bị Pháp bắt ép trồng thuốc phiện. Đến vụ thu hoạch, thuốc phiện bị thu mua vđi giá rẻ để Pháp đem bán đi nơi khác với tố chức "Hệ thống thuốc phiện". Mỗi năm Pháp mua được từ 8 đến 10 tấn, thu được một món lợi lớn.
Cũng do sự kìm hãm đó nên sản xuất nông nghiệp lạc hậu, không tạo được cơ sở cho công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Toàn tỉnh chỉ có một máy phát điện nhỏ ở thị xã do vài ba công nhân chạy máy. Các nghề thủ công như rèn, mộc, đan lát, dệt vải, làm đồ gốm, ngói... tuy đa dạng nhưng phân ' tán, chủ yếu là để phục vụ kinh tế gia đình hoặc chỉ trao đổi trong từng vùng hẹp.
Thực hiện chính sách ngu dân, thực dân Pháp và phong kiến ra sức kìm hám, đầu độc nhấn dân các dân tộc về mọi mặt văn hóa xã hội. Các lĩnh vực như giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp cũng không được phát triển.
Về giáo dục, toàn tỉnh chỉ có một trường tiểu học (cấp I) và một số trường bán cấp (sơ học yếu lược) với vài ba trăm học sinh nhưng cũng chỉ con em nhà giàu, quyền quý mới được học. Vì vậy mà hơn 90% dân số Hà Giang mù chứ. Nhiều dân tộc ít người ở vùng cao là hoàn toàn mù chữ. Tình trạng đó cản trở lớn cho việc giáo dục và tổ chức cho đồng bào tham gia hoạt động cách mạng.
Về y tế, trong toàn tỉnh chỉ có 2 cơ sở khám, chứa bệnh để phục vụ cho binh lính Pháp và tay sai của chúng ở địa phương. Còn nhân dân thì chẳng bao giờ được biết đến viên thuốc. Bọn thống trị chẳng những không chăm lo gì đến việc bảo vệ sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, mà trái lại chúng còn bày đặt, khuyến khích những tập tục lạc hậu, mê tín, nhằm giết dần, giết mòn về tinh thần cũng như thể lực của nòi giông dân tộc ta. Cùng với sự nghèo đói, lạc hậu, dân trí thấp, các bệnh dịch như sốt rét, đậu mùa... phát sinh lan tràn, làm tổn hại đến sức khỏe và giảm tuổi thọ của đại đa số đồng bào ta. Tình trạng "Có đẻ không có nuôi" rất phổ biến, nhất là ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh.
Về văn hóa, Hà Giang có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc đều có một nguồn văn hóa, văn nghệ rất phong phủ, sinh động. Nhưng dưới chế độ đế quôc, phong kiến, vốn văn hóa, văn nghệ ấy chẳng nhứng không được khuyến khích, phát huy, mà còn bị bọn thống trị chà đạp, lợi dụng, xuyên tạc và biến thành thứ của riêng phục vụ cho chúng. Nhiều hình thức văn hóa, văn nghệ dân tộc bị mai một, lãng quên. Chúng chỉ duy trì một số hình thức văn nghệ mang những nội dung lạc hậu, nhằm ru ngủ, đầu độc tinh thần, tư tưởng nhân dân ta, phục vụ cho chế độ chính trị phản động của đế quốc, phong kiến.
Về đời sống xã hội, dưới chế độ thực dân phong kiến, Hà Giang là một trong những nơi điển hình về khổ cực, lạc hậu. Trong tình hình một nền sản xuất tự cấp tự túc, phân tán, kỹ thuật canh tác lạc hậu, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất thấp lại bị bọn thực dân, địa chủ, thổ ty vơ vét cướp đoạt làm cho đời sông vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc hết sức khổ cực. Quần chủng lao động chẳng nhứng đói rét, mù chữ, bệnh tật dày vò, mà còn thiếu cả nước uống, muối ăn và nhiều thứ hàng thiết yếu khác.
Chính sách ngu dân của đế quốc phong kiến là cơ sở cho sự phát sinh và phát triển tệ nạn xã hội như rượu, chè, cờ bạc, trai gái, nghiện hdt, mê tín, dị đoanẵ Bằng các tục lệ ma chay, cưới xin, kiêng ky nặng nề, bói toán, cúng lễ, cầu phúc, cầu hồn, v.v. bọn mo, then, thầy tạo vừa lấy khéo của nông dân bao tiền của, vừa gieo rắc trong nhân dân tư tưởng mê tín, tin vào ma quỷ, bùa phép. Nhiều khi dẫn tới sự chém giết tàn sát lẫn nhau (nạn ma gà)... Ớ vùng cao, vùng sâu, nạn nghiên hút, buôn thuốc phiện phổ biến đã để lại biết bao tác hại: tinh thần bị đầu độc, đoàn kết dân tộc bị tổn thương, xã hội
Chính sách ngu dân của đế quốc phong kiến là cơ sở cho sự phát sinh và phát triển tệ nạn xã hội như rượu, chè, cờ bạc, trai gái, nghiện hút, mê tín, dị đoan. Bằng các tục lệ ma chay, cưới xin, kiêng kỵ nặng nề, bói toán, cúng lễ, cầu phúc, cầu hồn… bọn mo, then, thầy tạo vừa lấy khéo của nông dân bao tiền của, vừa gieo rắc trong nhân dân tư tưởng mê tín, tin vào ma quỷ. Nhiều khi dẫn tới sự chém giết tàn sát lẫn nhau (nạn ma gà)… Ở vùng cao, vùng sâu, nạn nghiện hút, buôn thuốc phiện phổ biến đã để lại biết bao tác hại: Tinh thần bị đầu độc, đoàn kết dân tộc bị tổn thương, xã hội phức tạp, thêm vào đó là những hành vi lừa đảo, trộm cướp gây ra rối loạn.
Những thủ đoạn khai thác, bóc lột và đầu độc của đế quốc, phong kiến đã đẩy nhân dân các dân tộc Hà Giang tới hỗ ngày càng nghèo đói, đau ốm, chết dần chết mòn. Tình hình đó quyết định thái độ chính trị của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là đông đảo quần chúng nhân dân bị thống trị và một bên là đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột.
Tuyệt đại đa số nhân dân tỉnh Hà Giang là nông dân. Họ bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhất là phải đi phu, đi lính và chịu nhiều thứ thuế và đóng góp quá đáng. Họ bọ miệt thị về dân tộc, bị đầu độc, mê hoặc về tư tưởng. Nông dân vùng cao, vùng sâu, nhất là bần cố nông, càng bị đè nén nhiều hơn. Mâu thuẫn giữa nông dân với bọn đế quốc phong kiến rất sâu sắc. Đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là đòi hỏi bức thiết của nông dân, cũng như các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cơ bản để tiến hành việc xây dựng phát động phong trào cách mạng. Song bên cạnh đó cũng còn không ít những khó khăn, đó là do bị ràng buộc bởi ý thức hệ phong kiến và sống trong tình trạng một nền kinh tế manh mun, lạc hậu, sản xuất hàng hóa không có điều kiện phát triển, lại thêm những đặc thù của một vùng đất có địa hình hiểm trở, thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống văn hóa còn vô cùng lạc hậu. Nên ngoài những nhược điểm phổ biến của giai cấp nông dân Việt Nam nói chung, nông dân Hà Giang còn có nhiêu hạn chế khác. Điều đáng nói nhất là so vđi nông dân trong cả nưđc thì trình độ nhận thức cũng như ý thức giác ngộ chính trị của đại bộ phận quần chúng nói chung còn thấp. Tình hình đó gây ra không ít khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng mình và giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Bộ phận tiểu tư sản gồm viên chức, tiểu thương, dân nghèo ở thị trấn và thị xã còn hết sức nhỏ bé, sống ở một địa bàn mà kinh tế và văn hóa hầu như ngưng đọng, lại luôn luôn bị o ép, áp chế cả về vật chất và tinh thần nên không thể có điều kiện để phát triển. Họ thù đế quốc và phong kiến nhưng không đủ sức đứng lên vận động, tổ chức quần chúng làm cách mạng. Khi phong trào cách mạng của quần chúng công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát triển mạnh, họ mới thật sự phát huy được khả năng và có những đóng góp đối với cuộc cách mạng của quần chúng nhân dân.
Bọn quan lại, cường hào, địa chủ, thổ ty hợp thành một hệ thống bộ máy thống trị và là chỗ dựa của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Về căn bản họ là đối tượng của cách mạng. Nhưng xét về từng hạng, thì do địa vị chính trị và kinh tế khác nhau, cho nên lập trường giao cấp và thái độ chính trị của các tầng lớp ấy có sự khác nhau. Trong chừng mực nhất định, bọn quan lại, địa chủ, cường hào là tay sai cho đế quốc, được chúng dành cho đặc quyền, đạc lợi và ra sức bóc lột nhân dân, đã thẳng tay đàn áp cách mạng. Tuy nhiên, khi quần chúng nổi dậy mạnh mẽ, có một số ít người trong bọn họ, do ý thức dân tộc được khơi dậy, đã tỏ ra tỉnh ngộ, đồng tình ủng hộ cách mạng hoặc đứng trung lập với cách mạng; còn tầng lớp cường hào, do làm tay sai cho đế quốc mà có một sô' địa vị chính trị trong xã hội cũ, nhưng có lúc họ cũng bị bọn quan thầy hạch sách và coi rẻ. Hơn nữa gia đình họ cũng thuộc tầng lớp lao động cho nên khi bọn đế quốc, phong kiến còn ưu thế thì họ làm tay sai cho chúng, nhưng lúc phong trào quần chúng lên mạnh mẽ thì số đông họ lại theo cách mạng.
Ở vùng cao, thổ ty mang nặng ý thức tộc trưởng, đầu óc dân tộc hẹp hòi, cát cứ đất đai. Họ có bộ máy hành chính, cơ sở kinh tế và lực lượng quân sự riêng, dùng uy quyền và thần quyền để đè nén mê hoặc nhân dân, đồng thời lại luôn luôn tìm dựa vào một thế lực đế quốc nhất định để tồn tại. Giữa các tập đoàn thổ ty cũng có nhiều mâu thuẫn, thổ ty nào cúng muỏ'n chiếm nhiều đất đai, của cải và nhân dân trong vùng để làm giàu và phát triển thế lực. Vì vậy các thổ ty luôn luôn tìm cách chèn ép, thôn tính iẫn nhau. Quá trình thổ ty liên hệ với đế quốc và xâu xé lẫn nhau là quá trình nhân dân lao động bị áp bức đủ điều. Tóm lại về bản châ't, thái độ chính trị và lập trường của thổ ty là phản động. Song do họ có uy quyền và thần quyền tạm thời trong quần chúng, cho nên trong việc đấu tranh đánh đổ hoặc trung lập, cô lập, hoặc tranh thủ đối với từng tập đoàn thổ ty, cán bộ cách mạng phải thực hiện đúng nguyên tắc giữ vứng đường lối giai cấp của Đảng, nhưng mềm dẻo và kiên trì về biện pháp, tránh thô bạo và nôn nóng.
Điểm qua tình hình về đời sống, kinh tế, xã hội ở Hà Giang dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, chúng ta nhận thấy: cũng như toàn quốc, xã hội Hà Giang nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giứa nhân dân các dân tộc địa phương với bọn thực dân đế quốc, và mâu thuẫn giữa nhấn dân lao động mà đại đa số là nông dân vđi bọn địa chủ phong kiến, thố ty tay sai cho đế quốc, trong đó, mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân các dân tộc với đế quốc là gay gắt nhất. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của cuộc đấu tranh cách mạng trong thời kỳ vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa ở Hà Giang là đánh đố đê' quốc và phong kiến giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng chính quyền nhân dân.
(Còn tiếp)
2. Ngày truyền thống
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY 26/3 - NGÀY THÀNH LẬP
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam. Ngày 26/3 hàng năm được chọn là ngày kỷ niệm Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Lịch sử ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.
Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.
Nguồn: Hội Luật gia Việt Nam
III. CHỦ TRƯƠNG MỚI
KẾT LUẬN
HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN KHOÁ XI
về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ Đoàn
giai đoạn 2019 – 2022
http://doanthanhnien.vn/tai-lieu/chi-tiet/1444
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 88 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2019) VÀ THÁNG THANH NIÊN NĂM 2019
http://doanthanhnien.vn/tai-lieu/chi-tiet/1448
Nguồn: Trung ương Đoàn
HD Tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2019 - 2024
http://tuoitrebinhduong.vn/DocumentDetail.aspx?id=2200
Nguồn: Tỉnh đoàn Bình Dương
2. Chính sách sắp có hiệu lực
Hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng từ 1/3/2019
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/22968/ho-ngheo-duoc-vay-toi-da-100-trieu-dong-tu-1-3-2019
Từ 05/4/2019, thỏa thuận về hụi phải thể hiện bằng văn bản
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/22929/tu-05-4-2019-thoa-thuan-ve-hui-phai-the-hien-bang-van-ban
Người dân có thể nộp phạt qua bưu điện, không cần tới kho bạc
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/22889/nguoi-dan-co-the-nop-phat-qua-buu-dien-khong-can-toi-kho-bac
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mới, nổi bật
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/22883/chi-dao-dieu-hanh-cua-chinh-phu-thu-tuong-chinh-phu-noi-bat-tuan-tu-11-15-2-2019
Ban Tuyên giáo