image banner
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 4/2019
Lượt xem: 2193

 I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

NHỮNG DỰ BÁO VỀ THẮNG LỢI THIÊN TÀI CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà kiến trúc sư hoạch định đường lối kháng chiến với lộ trình, bước đi rất cụ thể, sáng tạo; đồng thời cũng là linh hồn tổ chức thực hiện đường lối đó đi đến thắng lợi cuối cùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch quân sự tại Sở chỉ huy Chiến dịch biên giới (năm 1950).

Không chỉ là người dẫn đường, chỉ lối, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đưa ra những dự báo thiên tài. Những dự báo của Người là những dự báo khoa học có hàm lượng trí tuệ cao, là đòi hỏi tất yếu của những suy tư, trăn trở trước vận mệnh dân tộc của một nhân cách lớn.

 

Những dự báo thiên tài

Cách đây vừa tròn 40 năm, ngày 12/5/1975, tức là gần hai tuần sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, trên Tạp chí Times của Mỹ có đăng bài viết với tựa đề “Lời tạm biệt nghiệt ngã cuối cùng” bình luận về thắng lợi của nhân dân Việt Nam và vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã viết: “Cuối cùng quân đội Giải phóng đã tràn vào Sài Gòn, giương cao lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời, bắt giữ tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu của ngụy quyền Sài Gòn.

Đối với nhiều người Mỹ, đây là cái chết đã chờ đợi bao lâu, nhưng khi nó đến thì vẫn bị choáng váng. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã chiến thắng. Nước Mỹ từ đây sẽ phải điều chỉnh lại đường hướng của mình trên thế giới, nhưng không dễ mà “bỏ Việt Nam lại phía sau.”

Nhận xét này hoàn toàn chính xác. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một tất yếu lịch sử đã được báo trước. Mà người đưa ra dự báo đó, không ai khác chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là một người có nhãn quan chính trị nhạy bén, sắc sảo và một tầm nhìn vượt trước thời gian, trong cuộc đời hoạt động sáng tạo, bão táp cách mạng, trên cơ sở am hiểu tường tận lịch sử-văn hóa dân tộc, dịch học phương Đông, phép biện chứng duy vật, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo thiên tài.

Người đã nhận thấy từ rất sớm âm mưu đen tối và hành động xâm lược trực tiếp của đế quốc Mỹ đối với cách mạng Việt Nam. Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhắc nhở Tố Hữu về công tác tư tưởng, Người chỉ rõ: “Chiến thắng Pháp rồi, phải nhớ trước mặt ta còn có kẻ địch hùng mạnh hơn, hung ác hơn, đó là đế quốc Mỹ”.

Lúc bấy giờ ít ai nghĩ rằng đế quốc Mỹ vừa bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên, lại có thể thay chân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Song, lịch sử đã diễn ra đúng như Người nhận định.

Vào cuối năm 1967, đầu năm 1968, Người lại dự báo: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua… Ở Việt Nam Mỹ sẽ nhất định thua. Nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

Lịch sử đã diễn ra đúng như dự báo của Người. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trước những hành động quân sự điên cuồng của Mỹ, nhưng được dự báo đúng và chuẩn bị từ trước, quân và dân miền Bắc, trong đó tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội đã chủ động, kiên cường chiến đấu và chiến thắng, làm nên một trận Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy, buộc phải quay trở lại bàn hòa đàm và ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Dự báo nối tiếp của những dự báo. Dự báo trước làm cơ sở, tiền đề cho dự báo sau. Kết quả thắng lợi từng phần của cách mạng cho thấy đó là một thực tiễn sinh động, một căn cứ khoa học để Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Di chúc: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa nhưng nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định sẽ cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Đó là một điều chắc chắn”.

Cách mạng Việt Nam và quá trình hiện thực hóa những dự báo thiên tài của Bác.

Thực hiện lời tiên đoán của Bác “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, quân và dân hai miền Nam Bắc luôn kề vai sát cánh bên nhau đánh thắng hết chiến lược chiến tranh này đến chiến lược chiến tranh khác.

Từ chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, đến Việt Nam hoá chiến tranh. Mỹ đã rút về nước, chớp lấy thời cơ có một không hai này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta thực hiện “Đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện trọn vẹn lời tiên đoán của Người.

Với thắng lợi này, nhân dân ta đã quét sạch bọn đế quốc xâm lược, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước.

Đúng như trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã viết “Nước ta sẽ có vinh dự lớn là nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ. Nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai”./.

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo Trung ương

 

II. TRUYỀN THỐNG

1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (tiếp theo)

III- TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Hà Giang có đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 274km, kéo dài từ xã Pà Vầy Sủ thuộc huyện Xín Mần qua các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Quàn Bạ, Yên Minh, Đồng Văn đến xã Sơn Vĩ thuộc huyện Mèo Vạc. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tư xưa đến nay vùng biên cương Hà Giang có vị trí chiến lược quan trọng, là "trấn biên" che chở cho "kinh trấn", là "phên dậu" của Tổ quốc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù, các dân tộc anh em Hà Giang đã sớm có ý thức cộng đông dân tộc sâu sắc, hình thành đức tính chung quý báu, có ý thức độc lập dân tộc, thật thà, bao dung và tự trọng; dũng cảm trong đấu tranh; cần cù, kiên nhẫn trong lao động; yêu tự do, yêu quê hương đất nước. Nhứng đức tính đó đã tạo nên sức sống mánh liệt để tồn tại trước thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù. Mặc dù bị kìm hãm trong vùng lạc hậú tốì tăm về văn hóa và xã hội, bị áp bức bóc lột đến cùng cực, các thế lực thống trị luôn áp dụng chính sách "ngu dân", "chia để trị", nhưng chúng không thể dập tắt được ngọn lửa đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của đồng bào các dân tộc Hà Giang. Nhứng bài văn của người xưa khắc trên chuông đồng, bia đá ở Chùa Bình Lâm (xã Phú Linh), chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức) thuộc huyện Vị Xuyên đã ghi lại công lao và những chiến công vang dội của nhân dân địa phương góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào cứa biển Đà Nẵng, chính thức mở cuộc xâm lược Việt Nam. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược đầu hàng, đất đai của Tổ quốc dần dần rơi vào tay giặc. Nhưng cùng với nhân dân cả nước, các dân tộc Hà Giang đã liên tiếp đứng lên chông trả lại quân xâm lược, cùng bè lũ quan lại cam tâm làm tay sai cho chúng.

Ngay từ khi đặt những bước chân xâm lược đầu tiên đến tỉnh Hà Giang (1884), thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các dân tộc ở Bắc Quang, cũng như hầu khắp mọi nơi trong tỉnh. Mặc dù kẻ địch là một đội quân viễn chinh được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà vẫn không thế khuất phục được nhân dân Hà Giang một cách dễ dàng, phải mãi đến năm 1887 chủng mới căn bản chiếm được Hà Giang. Nhưng, nhiều cuộc đấu tranh của đồng bào ta vẫn liên tiếp nổ ra vùng thấp củng như vùng cao, chống lại ách thống trị của thực dân Pháp Năm 1903 đồng bào Mông Đồng Văn vùng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Sùng Mí Chảng. Năm 1905, ở Hoàng Su Phì đồng bào Nùng nổi dậy do Triệu Tài Lộc chỉ huy, tiêu diệt những tên sĩ quan Pháp, làm cho bọn địch ở đây hoảng sợ. Năm 1911-1912 đã ghi lại cuộc khởi nghĩa anh dũng của đồng bào Mông Đường Thượng (Yên Minh) dưới sự chỉ huy tài tình của Vàng Chin Pang, cuộc nổi dậy của Triệu Tiên Kiên ở Bắc Quang, và nhiều cuộc đấu tranh chống bắt phu, thu thuế của nhân dân ơ nhiều nơi khác.

Những năm 1930-1938, nhiều cuộc đấu tranh chống chính sách áp bức của Pháp đối vđi nhân dân đả nổ ra ở Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, trong đó nhiều phong trào có sự phối hợp giứa đồng bào Tày với đồng bào Dao (đánh đồn tri châu Bắc Quang), giữa đồng bào Nùng vđi đồng bào Tày (đánh Pháp ở Hoàng Su Phì)... Năm 1938-1940, anh em phu làm đường ở Ngô Khê (Bắc Quang), làm con đường từ Bắc Quang đi Yên Bình - Yên Bái đã tổ chức một sô cuộc đấu tranh, đình công chống bọn cai ký đánh đập, phạt và cúp lương...

Những cuộc đấu tranh của đồng bào ta trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp xâm lược hầu hết đều bị chúng đàn áp và đã không tránh khỏi thất bại, bởi vì một mặt nhân dân ta phải đương đầu với một kè địch mạnh hơn ta gấp nhiều lần, có vũ khí tối tân, hiện đại. Mặt khác, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta phần nhiều mang tính chất tự phát, riêng lẻ nên đã không phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết thống nhất toàn dân tộc. Nhưng điều cơ bản là các cuộc đấu tranh đó thiếu đường lối cách mạng đúng đắn, nên kẻ địch đã dễ dàng đối phó, đàn áp. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh đó dù lđn, dù nhỏ cũng là những biểu hiện hùng hồn chứng tỏ một truyền thống yêu nước quý báu một tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân các dân tộc Hà Giang chống kẻ thù xâm lược. Đó là sức mạnh tiềm tàng to lớn, nếu được ánh sáng cách mạng dẫn đường sẽ biến thành những cơn bão táp quét sạch bè ỉũ bán nước và cướp nước.

(còn tiếp)

2. Ngày truyền thống

 

Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

 

Lịch sử dựng nước vua hùng đã được con cháu đời đời nhớ ơn. Để truyền lại cho con cháu đời đời biết được công lao to lớn của vua hùng đã kiên cường dựng nước và giữ nước như thế nào, ý nghĩa ngày giỗ tổ hùng vương ra sao thì các nhà thơ, nhà văn đã làm lên một bài cao dao ăn sâu vào lòng người:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

          Những câu ca dao mang đậm tính nhân văn và nhớ nhở đời đời con cháu nhớ đến ngày giỗ tổ hùng vương dù có bận điều gì cũng phải nhớ về ngày lễ đó. Từ xưa đến nay, Đền Hùng là nơi đã từng sinh ra những người con anh hùng, là cội nguồn của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng linh nghiêm, tôn kính, ăn sâu vào tâm trí con người Việt Nam.

          Theo truyền thuyết kể lại rằng: Mẹ Âu Cơ và Người Cha Lạc Long Quân được coi như Thủy Tổ của dân tộc ta, là người đã sinh ra các vị Vua Hùng đáng kính. Bởi vậy lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

          Hằng năm, cứ vào ngày 10/03 âm lịch tại Đền Hùng- Việt Trì – Phú Thọ là toàn thể quần chúng nhân dân hướng về cội nguồn để cùng tham gia các lễ hội như rước kiệu và dâng hương lên các vị Vua Hùng. Trước đó khoảng một tuần, là diễn ra các lễ hội văn hoá dân gian theo truyền thống từ xa xưa để lại. Những người con của dân tộc thường đến thờ cũng tổ tiên trước ngày 10/03 để tránh sự chen lấn vào ngày lễ chính.

          Trong tâm trí của người Việt thì ngày Giỗ tổ Hùng Vương luôn chiếm giữ một ý nghĩa đặc biệt, hơn thế nữa, cứ vào ngày lễ này, nhà nước đều cho phép mọi người nghỉ lễ giỗ tổ hùng vương 3-4 ngày để hướng về cội nguồn. Vào năm 1470 ở đời vua Lê Thánh Tông và năm 1601 đời vua Lê Kính Tông năm có sao chép và đóng dấu kiềm Bản ngọc phả để tại Đền Hùng, trong đó có nói rằng: “…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”.

          Từ đó, có thể thấy rằng từ thời Hậu Lê trở về trước thì Đền Hùng được quản lý, sửa chữa, trông nom, cúng bãi đều là do người dân sở tại và họ được miễn nộp sưu thuế ruộng. Trước đây, ngày Quốc giỗ định kỳ được chọn vào mùa thu. Đến năm 1917 vào đời nhà Nguyễn, Tuần phủ Lê Trung Ngọc đã có công văn trình bộ Lễ và ấn định hằng năm ngày 10 tháng 3 âm lịch sẽ là ngày Quốc giỗ các Vua Hùng. Kể từ ngày đó đến nay, ngày 10/03 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được chính thức hóa bằng luật pháp.

          Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm tới Đền Hùng từ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Thừa kế truyền thống và nghĩa cử cao đẹp của cha ông ta, đặc biệt là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL – CTN ngay sau cách mạng thành công, ngày 18 tháng 2 năm 1946 bắt đầu chính thức cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch để tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa Giỗ Tổ Hùng Vương – hướng tâm về cội nguồn của dân tộc.
Vào ngày Giỗ Tổ năm 1946 (năm Bính Tuất) – năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng – Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”. Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin – thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).

          Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

          Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

          Đến đây, chắc hẳn các bạn đã thấy được lòng yêu nước nồng làn của dân tộc việt nam ta, để không phụ công ơn bảo vệ đất nước từ xa xưa của ông cha ta, mỗi người con đất việt hãy cùng nhau cố gắng hơn nữa để phát triển bản thân cũng như nâng tầm giá trị nước nhà lên nhiều tầm cao mới.

Nguồn: Công đoàn Việt Nam

 

CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ 30/4/1975-BIỂU TƯỢNG SÁNG NGỜI CỦA CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè quốc tế, bằng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, quân và dân ta đã tiến hành thắng lợi Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

 

Xe tăng tiến vào Dinh độc lập

     Chỉ tính riêng kết quả thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, từ ngày 26/4/1975 đến ngày 30/4/1975, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân chủ lực, quân địa phương thuộc Quân khu 3 ngụy Sài Gòn, lực lượng của quân khu 1 và 2 của địch chạy về cố thủ và chi viện cho các đơn vị ở Sài Gòn - Gia Định,… giải phóng hoàn toàn Sài Gòn - Gia Định, góp phần quyết định vào giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

     Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ giữa cách mạng và chiến tranh cách mạng; giải quyết thành công nhiều vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng và phương pháp cách mạng, về phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự trong chiến tranh giải phóng dân tộc; Đảng đã phát huy cao độ trí tuệ và bản lĩnh của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh để đánh thắng chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc,…

     Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 có giá trị, ý nghĩa lịch sử và hiện thực sâu sắc đối với cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đây, nhân dân ta đã vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của các nước đế quốc, vĩnh viễn thoát khỏi sự chia cắt giữa 2 miền đất nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ những thành quả bước đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 đã đưa Việt Nam từ một đất nước bị nước ngoài xâm chiếm, từ một dân tộc bị nô lệ, đã đứng lên giành lại nền độc lập sau gần một thế kỷ mất nước và trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền được pháp lý quốc tế thừa nhận, tôn trọng.

     Đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã thức tỉnh, cổ vũ hàng trăm triệu người đứng lên dũng cảm đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành lại độc lập dân tộc, đưa đất nước tiến vào quỹ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân.

     Chiến thắng 30/4/1975, cũng chính là thắng lợi của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thắng lợi của đường lối và phương hướng cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

     Ngày nay, chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát huy tinh thần Chiến thắng 30/4/1975, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cần ra sức phấn đấu, nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng; lao động, học tập và công tác một cách khoa học, sáng tạo, có chất lượng, hiệu quả cao, cùng chung tay góp phần xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trong Di chúc mà người để lại./

Nguồn: Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng

 

III. PHÁP LUẬT

1. Chủ trương mới

 

KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ
BCH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN KHÓA XI VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ, GIAI ĐOẠN 2019-2022
 

http://doanthanhnien.vn/Content/uploads/KL08.PDF

Nguồn: Trung ương Đoàn

THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÂN CÔNG ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN, VĂN PHÒNG, CÁC BAN TỈNH ĐOÀN PHỤ TRÁCH CÁC HUYỆN, THỊ, THÀNH ĐOÀN VÀ ĐOÀN TRỰC THUỘC KHÓA X, NHIỆM KỲ 2017 - 2022 

http://tuoitrebinhduong.vn/DocumentDetail.aspx?id=2223

 

Nguồn: Tỉnh đoàn Bình Dương

 

2. Chính sách sắp có hiệu lực

HƯỚNG DẪN MỚI VỀ XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Thông tư 01/2019/TT-BGDĐT vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã bổ sung một số quy định mới liên quan đến việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, trong đó có:

- Đối với các ngành đào tạo mới được mở ngành trong năm tuyển sinh, chỉ tiêu được xác định cho ngành đó không vượt quá 30% năng lực đào tạo của ngành;

- Trường đại học trong 03 năm liền kề không vi phạm quy định về tuyển sinh, có tỷ 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm/năm trở lên thì được tăng thêm chỉ tiêu tối đa 10% so với năm trước liền kề đối với ngành chưa có chương trình kiểm định.

- Nếu có sinh viên bị sàng lọc thì sau khi xác định chỉ tiêu nêu trên, còn được xác định chỉ tiêu tăng thêm không quá 25% số trung bình cộng của sinh viên bị sàng lọc trong 04 năm trước liền kề năm tuyển sinh.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/4/2019.


CHÍNH THỨC CÓ QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019

Quy chế tuyển sinh đại học 2019 đã chính thức được ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng từ ngày 15/04/2019.

Theo Quy chế này, từ năm nay, ngoài ngành sư phạm thì ngành y cũng sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, tức điểm sàn.

Ngoài ra, thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong hạn quy định. Quá thời hạn, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học và trường xét tuyển thí sinh khác.

Thí sinh xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi vào một trường và không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.

Xem thêm toàn bộ điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học tại đây.

Nguồn: Luật Việt Nam

Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn

Thông tin mới nhất
VIDEO
  • TRAILER ĐẠI HỘI CHÁU NGOAN BÁC HỒ 2024
  • Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức
  • Phim tài liệu: Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai - Dấu ấn một nhiệm kì
  • Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Phát huy truyền thống, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0