image banner
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 5/2019
Lượt xem: 1905

I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

1. Khái quát về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. 

Quá trình hoạt động cách mạng ngoài nước - Tìm con đường giải phóng dân tộc.

Tháng 6/1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .

Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8/1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9/1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7/1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .

Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng

 

 

2. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh - Nhà cách mạng vĩ đại, là tấm gương sáng ngời về nhân sinh quan cách mạng, là tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Người đã để lại cho các thế hệ dân tộc Việt Nam một di sản tinh thần vô cùng quý báu mãi soi đường, chỉ lối cho chúng ta đi. Đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, trong thời đại Hồ Chí Minh.

Từ Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị khóa X, đến Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Bộ Chính trị khóa XI, và gần đây nhất là Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã cho thấy đó là những giá trị to lớn và thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, là những nội dung chuẩn mực, cốt lõi để xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong điều kiện hiện nay.

Đối với tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên ngày càng nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nội dung hết sức quan trọng và thiết thực của mỗi cấp bộ Đoàn – Hội – Đội toàn tỉnh. Theo Kế hoạch số 398-KH/TĐTN-TG, ngày 17/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Dương các nội dung cốt lõi cần tập trung trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Bình Dương thời kỳ mới Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang; về xây dựng, phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh...

- Quan điểm và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các nội dung sau: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội; tinh thần lạc quan, tin tưởng, đấu tranh mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...

- Phong cách Hồ Chí Minh với các nội dung: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, lý luận gắn liền với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; phong cách nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương

Căn cứ Kế hoạch số 398-KH/TĐTN-TG, ngày 17/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh Bình Dương”, giai đoạn 2016 – 2021; Đoàn viên, thanh niên cần rèn luyện và phấn đấu thực hiện những nội dung “Nên làm - Không nên làm”, cụ thể là:

+ 08 điều nên làm: Xung kích, trách nhiệm, gương mẫu, trung thực, sáng tạo, thân thiện, thường xuyên học tập, tích cực rèn luyện kỹ năng.

+ 08 điều không nên làm: Phát ngôn không đúng; làm việc hình thức, đối phó; quan liêu, hành chính hóa; thiếu khiêm tốn và không cầu thị; không chấp hành kỷ luật; thiếu tinh thần đoàn kết; thiếu ý chí đấu tranh; thiếu chuẩn mực trong lối sống.

- Phấn đấu xây dựng hoàn thiện các giá trị hình mẫu thanh niên Bình Dương, tập trung vào các nội dung cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Bình Dương thời kỳ mới có "Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn" góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó cụ thể theo từng khối đối tượng:

+ ĐVTN khối học sinh, sinh viên hướng đến tiêu chí: Tích cực, sáng tạo, hội nhập.

+ ĐVTN đô thị hướng đến tiêu chí: Năng động, sáng tạo, xung kích xây dựng đô thị văn minh.

+ Cán bộ Đoàn, Hội, Đội hướng đến tiêu chí: Gương mẫu, sáng tạo, trách nhiệm, sâu sát cơ sở

+ ĐVTN nông thôn hướng đến tiêu chí: Cần cù, sáng tạo, xung kích, xây dựng nông thôn mới.

+ Đoàn viên, TNCN hướng đến tiêu chí: Rèn tay nghề, chuẩn tác phong, nâng cao năng suất lao động.

+ Đội viên, thiếu nhi hướng đến tiêu chí: Học giỏi, chăm ngoan, làm nhiều việc tốt.

+ ĐVTN cán bộ, công chức, viên chức trẻ hướng đến tiêu chí: Gần dân, sát dân, thân thiện, hiệu quả.

+ ĐVTN khối lực lượng vũ trang hướng đến tiêu chí: Trung thành, bản lĩnh, xung kích, sẵn sàng.

+ Doanh nhân trẻ hướng đến tiêu chí: Chủ động, sáng tạo, hội nhập.

 

3. Những mẩu chuyện về Bác

 

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen "tự bạch" và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người rất ghét là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.

Ở một mức độ khác, thấp hơn, với những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.

***

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất ai phải đợi mình.

***

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.

Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kẻo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.

Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:

- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!

Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người. Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác... Nhưng Bác không đồng ý: "Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!".

***

Ba năm sau, tại thủ đô Hà Nội vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.

Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là một hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân".

Nguồn: Bác Hồ - con người và phong cách

 

QUYỀN LAO ĐỘNG CỦA BÁC

Ở khu an toàn, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mặc dầu xa địch. nhưng mỗi lần chuyển địa điểm, ngoài việc làm lán trại, Bác cháu còn phải đào hầm, hố. Bác thường giúp đỡ các chiến sĩ bảo vệ vẽ mẫu hầm, cách cầm xẻng, phá đất đá, nện "choòng"...

Ngay trong mỗi nhà, mỗi lán Bác đều cho đào công sự đề phòng máy bay tập kích bất ngờ, cây rừng đổ xuống. Cứ mỗi ngày Bác đào một ít, sau giờ làm việc vài ba buổi là xong.

Ai muốn đến giúp, Bác ngăn lại, không đồng ý và nói:

- Đây là quyền lao động của Bác.

Nguồn: Bác Hồ với chiến sĩ , Nxb. Quân đội nhân dân

 

4. Lời Bác dạy

 

"Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, phải làm thế nào xứng đáng là lãnh đạo để người ta tin cậy. Nếu ta sản xuất xấu, chẳng những mất công, tốn nguyên liệu mà lại mất cả uy tín nữa. Do đó, cần phải làm cho tốt".

(Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập - t.13, tr.268)

 

"Vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn rất quan trọng. Các cô, các chú phải lãnh đạo công nhân thi đua yêu nước cho tốt, hoàn thành kế hoạch 3 năm sớm chừng nào hay chừng ấy để có thời gian chuẩn bị bước vào kế hoạch 5 năm. Thi đua tốt là phải làm nhanh, nhiều, tốt, rẻ".

(Nguồn: Sđd - t.12, tr.633)


 

II. TRUYỀN THỐNG

1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (tiếp theo)

Chương II

CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN THÁNG 12 NĂM 1945

I- HÀ GIANG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG

1. Bối cảnh lịch sử Hà Giang thời kỳ 1939-1945

Tháng 9 năm 1939, phát xít Đức - Ý - Nhật gây Chiến tranh thế giới thứ hai. ơ châu Au, phát xít Đức - Ý ồ ạt đánh chiếm nhiều nưđc Đông Âu và tiến về Liên Xô, âm mưu tiêu diệt ‘nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Tháng 6 năm 1940, phát xít Đức chiếm được nước Pháp, từ đó thực dân Pháp càng tăng cường việc khai thác, bóc lột các thuộc địa để cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, ơ châu A, phát xít Nhật ra sức bành trướng, xâm chiếm các nước Đông-Nam Á; tháng 9 năm 1940 chúng buộc Pháp phải đế’ chúng xâm chiếm Đông Dương.

Cùng một lúc bị mây kẻ thù xâu xé, nhân dân Việt Nam vô cùng cực khổ. Thực dân Pháp tăng mức các loại thuế cũ, đặt thêm nhiều loại thuế mới và bắt hàng nghìn người đi phu, đi lính làm bia đđ đạn cho chủng. Phát xít Nhật một mặt bắt nhân dân ta nhổ lúa để trồng đay và thầu dầu, mặt khác ra sức vơ vét thóc lúa, cướp bóc của cải, đẩy nhân dân ta chìm sâu vào cảnh đói nghèo, chết chóc. Chúng càng ráo riết lùng sục, khủng bố, cầm tù những đảng viên cộng sản, những người yêu nước, những cơ sở cách mạng. Đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Tuy vậy phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn không ngừng phát triểnế Nhiều cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang vẫn nổ ra (Khởi nghĩa Bắc Sơn tháng 9-1940; Khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11-1940; Khởi nghĩa Ba Tơ tháng 3-1945...) đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng nhiều nơi trong cả nước.

Ở Hà Giang, chính sách cai trị của bọn Pháp - Nhật đã làm cho đời sống của nhân dân các dân tộc càng đói khổ, bần hàn hơn. Nạn đi phu, đi lính, thuế má, tạp dịch tăng lên. Chính những thủ đoạn cướp bóc, đàn áp của bọn thực dân, phát xít đã làm tăng thêm mâu thuẫn và khơi thêm ngọn lửa căm thù của các tầng lớp nhân dân đối với chúng. Vì vậy, mặc dù địch tăng cường kiểm soát, bắt bđ, tù đày, nhân dân các dân tộc Hà Giang vẫn tìm mọi cách để tổ chức phong trào, xây dựng những cơ sở cách mạng để chuẩn bị bưđc vào thời kỳ đấu tranh quyết liệt với quân thù, giành chírrh quyền về tay nhân dân.

2. Hoạt động của một sô cán bộ Việt Minh và những cơ sở cách mạng đầu tiên ở Hà Giang

Từ năm 1932-1939, Hà Giang đã có nhiều cán bộ của Đảng đến gây dựng cơ sở cách mạng. Đồng chí Hồ Xanh đến Sở Lục Lộ (Sở Giao thông công chính); đồng chí Lê Đình Tuyển đến làng Trần (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên); đồng chí Phạm Trung Ngũ đến xã Bằng Hành (Bắc Quang) nhưng chẳng bao lâu, các đồng chí đã bị Pháp và bọn tay sai phát hiện, trục xuất khỏi địa phương.

Cuối năm 1939, thực dân Pháp khủng bố các chiến sĩ cách mạng trong cả nước. Nhiều người con ưu tú của Đảng, của nhân dân bị hy sinh hoặc bị tù đày. Nhiều tù chính trị bị giải từ các nơi qua thị xã Hà Giang vào căng Bắc Mê. Trong căng Bắc Mê, các chiến sĩ cộng sản vẫn tiếp tục đấu tranh, tiếp tục tuyên truyền vận động, giác ngộ cách mạng. Các đồng chí Xuân Thủy, Hoàng Hữu Nam, Trịnh Tam Tỉnh, Hoàng Bắc Dũng, Trần Cung, Nguyên Hồng, Vọng Bình và nhiều đồng chí khác đã vận động, tổ chức đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt trong tù, tổ chức dạy văn hóa để bồi dưỡng cho nhau về tinh thần, tư tưởng cách mạng. Gương sáng của các đông chí đảng viên đảng cộng sản trong cảnh tù đày và những hoạt động của các đồng chí trong căng Bắc Mê đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân và động viên cổ vú phong trào cách mạng Hà Giang phát triển về những năm sau.

Ngày 28/01/1941, đồng chí Nguyễn Ai Quôc về nưđc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Ngày 19-5-1941 tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám, Đảng ta quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.

Theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, cơ sở cách mạng ở vùng phía bắc của tỉnh Tuyên Quang hưđng sự mở rộng phong trào dọc theo sông Lô, phát triển lên Hà Giang. Đầu năm 1943, cán bộ Việt Minh lên vận động đồng bào Dao ở Khau Củm (nay thuộc xã Hùng An, huyện Bắc Quang. Sau khi đến địa phương, các cán bộ Việt Minh đã họp với 47 đồng bào Dao đế tuyên truyền, giải thích chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh, với nhiệm vụ đánh đuổi Pháp - Nhật để giành độc lập cho nưđc nhà. Tại đây, cán bộ Việt Minh đã thành lập ra Ban Việt Minh gồm năm người; và một đội du kích tự vệ tuyên truyền gồm 22 người vđi vú khí thô sơ tự trang bị cũng ra đời. Lực lượng này chủ yếu là những thanh niên hăng hái nhất địa phương được tập hợp lại, do đồng chí Thái, cán bộ Việt Minh, trực tiếp chỉ huy. Sau khi được huấn luyện, đội vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở cách mạng, vừa tuyên truyền phát triển phong trào sang một số bản đồng bào Dao áo dài các xã Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Đồng Tâm.. Quần chủng phấn khởi gia nhập Mặt trận Việt Minh. Lực lượng quần chúng trung kiên từ vài chục người đã tăng lên trên 200 người trong mấy tháng sau.

Sự phát triển của phong trào ở đây đần dần có- ảnh hưởng đến một sô' địa bàn lân cận. Thực dân Pháp và bè lũ tay sai đã ráo riết truy lùng, ngăn chặn hoạt động của quần chúng cách mạng. Chúng tung ra những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Ngày 30-12-1943, thực dân Pháp và bè lũ tay sai đã bắt 9 đồng bào và cán bộ của ta ở huyện Bắc Quang và tăng cường khủng bố, truy lùng cán bộ của ta. Do vậy phong trào ở đây phải tạm lắng xuống.

Tuy chưa phát triển rộng được cơ sở một cách vững chắc, và chỉ tồn tại một thời gian ngắn, nhưng phong trào cách mạng của đồng bào Dao ở Hùng An, huyện Bắc Quang đó là sự mở đầu của thời kỳ chuẩn bị, xây dựng lực lượng đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai địa phương, dưđi sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân Việt Nam.

Tháng 9 năm 1943, một đoàn cán bộ Việt Minh do đồng chí Hồng Tụ và đồng chí Tô Vũ phụ trách, từ hướng Cao Bằng sang đã vào đến Thoôm Toòng (ruột bản đồng bào Dao ở Đường Âm huyện Bắc Mê). Cán bộ Việt Minh đã tiếp xúc và vận động đồng bào, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Mặt trận Việt Minh, động viên quần chứng gia nhập các hội cứu quốc. Sau một thời gian vận động, Mặt trận Việt Minh đã thu hút được hầu hết đồng bào Thoôm Toòng vào các hội cứu quô'c. Nhiều thanh niên xung pnung vao aọi tự vệ lam nòng cốt đê bảo vệ và phát triển phong trào sang các thôn bản lấn cận.

Mùa thu năm 1944, một tổ cán bộ Việt Minh gồm các đồng chí Đặng Việt Hưng, Hồng Đào từ Cao Bằng đến khu vực Nhiêu Lai - Nam Lai, nơi giáp ranh ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, để củng cố những cơ sở cách mạng đã được xây dựng từ năm 1943 và chuẩn bị phát triển những cơ sở mới vào các xóm đồng bào Tày, Mông, Dao ở Tè Sung, cổ Lùng thuộc tổng Yên Phủ, huyện Vị Xuyên (nay thuộc huyện Bắc Mê), Phía Liềng, Ngọc Long (huyện Yên Minh). Khi được nghe cán bộ Việt Minh tuyên truyền vận động, giải thích chủ trương đánh Tây đuổi Nhật của Mặt trận Việt Minh, đồng bào rất phấn khởi, ơ những xã đầu tiên mà cán bộ đặt chân đến, đồng bào đã tổ chức ăn thề để biểu thị lòng nhiệt tình và quyết tâm cách mạng. Quần chúng được tổ chức vào các đoàn thế cách mạng và lập ra các xóm, xã Việt Minh. Các tổ chức đó đã phát huy tốt vai trò tổ chức và lãnh đạo của mình trong việc tập hợp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh, chăm lo về đời sống và mọi mặt hoạt động xã hội ở vùng cách mạng, từng bước thu hẹp và đi đến làm mất tác dụng của chính quýền tay sai địch.

Cuối năm 1944, Liên tỉnh ủy Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn liên tiếp cử cán bộ Việt Minh đến bổ sung, tăng cường cho việc mở rộng cơ sở tại vùng cao, vùng hẻo lánh mà địch không kiểm soát được Dao thuộc các xã Yên Phủ (Bắc Mê), Ngọc Long, Đường Thượng, .Ngam La (Yên Minh), sau đó tới các xã Thái An, Đông Hà, Nghĩa Thuận (Quản Bạ). Chủ trương, đường lối đánh Pháp đuổi Nhật của Việt Minh được quần chúng hưởng ứng. Nhiều nơi quần chúng đã chủ động cử người đi tìm đón cán bộ Việt Minh. Thanh thế của Việt Minh nhanh chóng truyền đi làm cho quân địch hoang mang lo sợ.

Cũng trong thời gian này, Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng chủ trương mở thông đường liên lạc sang Vân Nam (Trung Quốc) để cán bộ đi lại và chuyển vũ khí về nưđc. Các cơ sở cách mạng ở Hà Giang đã thực hiện thành công hành lang của cơ sỏ' cách mạng nối liền Đường Thượng (Yên Minh) đến Phan Xi Hoa (Trung Quốc). Điều kiện bảo đảm cho hành lang trên đây hoạt động tốt là sự trung thành của quần chủng với cách mạng.

Tóm lại, nét nổi bật trong những năm 1940-1944 Hà Giang là quá trình xây dựng cợ sở và lực lượng cách mạng từ nhỏ đến lớn, vđi những hình thức tổ chức vận động và phát triển đa dạng, phong phú, thực hiện được chủ trương của Đảng đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám (tháng

5         năm 1941): "Mở rộng sự tổ chức vào các tỉnh, phong trào còn yếu ớt và dân tộc thiểu số".

2. Ngày truyền thống

 

NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

 
 

 

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

- Nguyên nhân thắng lợi

Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc xây dựng chế độ mới. Ngay từ ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; tiến công quân sự, địch vận và nổi dậy của quần chúng; đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, lòng yêu nước và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Nhân dân ta rất anh hùng, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ trẻ đến già nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận.

Quân đội ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có; chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh lập nhiều chiến công trên khắp chiến trường Đông Dương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chiến trường Điện Biên Phủ.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Pháp, đặc biệt là của các nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

- Ý nghĩa lịch sử

Đối với nhân dân ta

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đối với thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Nguồn: Tỉnh uỷ Điện Biên

 

LỊCH SỬ THÀNH LẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

Link:http://www.thieunhivietnam.vn/gioi-thieu-chung.html

Nguồn: Hội đồng Đội Trung ương

 

BẰNG KHEN CỦA TỔNG BỘ VIỆT MINH TRUY TẶNG ANH KIM ĐỒNG – NGƯỜI ĐỘI TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỘI TNTP HCM

Link: http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/1002/14283/bang-khen-cua-tong-bo-viet-minh-truy-tang-anh-kim-djong-nguoi-djoi-truong-djau-tien-cua-djoi-tntp-hcm.html

Nguồn: Bảo tàng lịch sử quốc gia

 

THÀNH LẬP MẶT TRẬN VIỆT MINH

Tháng 5 năm 1941, trước những thay đổi mạnh mẽ của tình hình trong nước và những biến động to lớn trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng ở Khuổi Nậm, Pác Bó, Cao Bằng quyết định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng - khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.

Link:http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/16382/19-5-1941-thanh-lap-mat-tran-viet-minh.html

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

 

60 NĂM ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

Cách đây 60 năm, trước đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã ra đời, từng bước được xây dựng, phát triển, góp phần đặc biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm tháng trôi qua, nhưng quyết định mở đường Trường Sơn là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược của Đảng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Link:http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/39959702-60-nam-duong-truong-son-duong-ho-chi-minh.html

Nguồn: Báo Nhân dân

 

III. PHÁP LUẬT

1. Chủ trương mới

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Link:http://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/de-cuong-tuyen-truyen-50-nam-thuc-hien-di-chuc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-120644

Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng

 

2. Chính sách mới

HIỆU QUẢ TỪ BẢN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

VTV.vn - Phúc lợi vượt trội cho lao động, công đoàn cơ sở được tạo điều kiện hoạt động là hai lợi ích lớn nhất mà thỏa ước tập thể đem lại.

Link:https://vtv.vn/kinh-te/hieu-qua-tu-ban-thoa-uoc-lao-dong-tap-the-20190501060721396.htm

 

CÁC CHÍNH SÁCH CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 5/2019

 VTV.vn - Có thể bị xử lý hình sự nếu tố cáo sai sự thật; học sinh lớp 1 được học kỹ năng phòng chống xâm hại... là một số chính sách mới được áp dụng từ tháng 5 này.

Link:https://vtv.vn/trong-nuoc/cac-chinh-sach-co-hieu-luc-tu-thang-5-2019-20190502013816227.htm

Nguồn: Đài Truyền hình Việt Nam

 

NGƯỜI TỐT NGHIỆP ĐH LOẠI GIỎI CÓ THỂ ĐƯỢC TUYỂN THẲNG VÀO CÔNG CHỨC XÃ

Link:https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/23630/nguoi-tot-nghiep-dh-loai-gioi-co-the-duoc-tuyen-thang-vao-cong-chuc-xa

Nguồn: Thư viện Pháp luật

Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn

Thông tin mới nhất
VIDEO
  • TRAILER ĐẠI HỘI CHÁU NGOAN BÁC HỒ 2024
  • Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức
  • Phim tài liệu: Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai - Dấu ấn một nhiệm kì
  • Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp: Phát huy truyền thống, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0